Từ ngữ Kinh Thánh
Chiên Thiên Chúa
Chúa Nhật Thường Niên II A; Ga 1:29-34
chi“Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29)
Chiên Thiên Chúa, một trong các biểu tượng Kitô học của thánh Gioan. Nhiều sách trong Tân Ước cũng đã đồng hóa Đức Kitô với Chiên Con (Cv - 1Pr nhất là Kh) Theo cách trình bày của thánh Gioan Tẩy Giả, từ ngữ này liên hệ tới các đề tài Tôi trung đau khổ (Is 53,7), hy lễ xá tội (Lv 1,4) và nghi thức Chiên Vượt Qua (Xh 12,7).
Bị bách hại tiên tri Giêrêmia ví mình như “chiên con bị dẫn đến lò sát sinh” (Gr 11,19). Hình ảnh này được áp dụng cho Tôi tớ Giavê, khi chịu chết để xóa tội dân mình, đã không mở miệng kêu than (Is 53,7 Cv 8,31-35) Đức Kitô đã “lặng thinh” như vậy trước hội đồng Do thái (Mt 26,63) và Philatô (Ga 19,9) Hẳn thánh Gioan Tẩy Giả cũng hàm ý ấy khi giới thiệu Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa (Ga 1,29 Is 53,7 Dt 9,28).
Cử hành lễ Vượt Qua, người Do thái chọn một con chiên đực một năm tuổi không tì vết (Xh 12,5), nướng lên rồi ăn tại nhà. Lúc đầu, người ta hứng máu chiên và bôi lên khung cửa (Xh 12,4-11), chính nhờ máu chiên vượt qua mà dân Do thái đã được giải thoát hỏi Ai Cập và trở thành “dân tộc thánh hiến” (Xh 19,6). Truyền thống Kitô giáo thấy nơi Đức Kitô “Con Chiên Vượt Qua đích thực” (kinh tiền tụng lễ Phục Sinh). Người là Chiên Con (1Pr1,19 Ga 1,29 Kh 5,6), vô tội (1Pr 1,19 Ga 8,46 1Ga 3,5 Dt 9,14), cứu chuộc nhân loại bằng giá máu mình (1Pr 18t Kh5,9t Dt 9,12-15) và làm cho họ thành một “dân tộc thánh hiến” thực sự (1Pr 2,9 Kh 5,9t Xh 19,6)
Bị sát tế, nhưng chiến thắng cuối cùng thuộc về chiên con (Xh 17,14) Việc thiết lập Nước Trời được trình bày như tiệc cưới Chiên Con (19,7-9).Chiên Con thay thế Giêrusalem dưới thế (Kh 21,22). Chiên Con là đèn soi sáng (25,23). Từ ngai Chiên Con vọt ra dòng nước hằng sống (Ga 7,37-39) cho tất cả những ai đến với Ngài (Kh 22,1-2).