Từ ngữ Kinh Thánh
Đấng Cứu Độ
(Lễ Giáng Sinh - Lc 2:1-14)
“Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đavít” (Lc 2,11)
Cứu độ là giữ cho khỏi nguy hiểm đến tính mạng, của cải, tự do. Trong Cựu Ước, tước vị Đấng Cứu Độ là một trong những phẩm tính thông thường nhất của Thiên Chúa, vì người Israel tin chắc rằng Thiên Chúa đã cứu họ nhiều lần trong lịch sử (Is 17,10 43,3 Tv 24,5). Niềm xác tín đó phản ánh trong bài ca Magnificat (Lc 1,47) và chính tên Giêsu có ý nghĩa là Thiên Chúa Cứu Độ (Mt 1,21 Lc 2,11).
Thời Chúa Giêsu, người ta cũng gọi các thần lương y của thần giáo là đấng cứu độ. Mấy vị vua nhà Lagid và Sêlêucid cũng dùng tước hiệu này.
Cần để ý hai tư liệu trên. Giáo huấn buổi đầu gọi Chúa Giêsu bằng tước hiệu này trong bối cảnh Cựu Ước (Cv 5,31 và Dl 3,20 Ga 4,42) : trong các thư mục vụ, Chúa Cha thường được gọi là Đấng Cứu Độ (1Tm 1,1 Tt 2,10). Khi trích cựu ước và dùng tước hiệu Đấng Cứu Độ để chỉ về đức Kitô (2Tm 1,10 Tt 3,6), tác giả có ý nói : Chúa Giêsu thực sự là Đấng Cứu Độ so với các thần ngoại giáo.
Chúa Giêsu đem lại ơn cứu độ đã được loan báo : cứu độ thân thể (Mt 9,21 14,30), nhất là tinh thần (Lc 1,69-71 7,48 19,9). Người đến để cứu những gì hư mất (Lc 19,10). Người thực sự là “Đấng Cứu Độ” (Mt 1,2 Lc 2,11 Ga 4,42). Nhưng muốn cứu được linh hồn, đôi khi phải hy sinh thân xác (Mt 10,39). Trước các đòi hỏi, Chúa Giêsu khuyên tin vào quyền năng Thiên Chúa (Mt 19,25-26). Được cứu độ là được gia nhập Nước Trời, được hiệp nhất với Đức Kitô nhờ lòng tin và phép rửa (Mc 16,16) Chúa Giêsu là Đấng duy nhất đem lại ơn cứu độ (Ga 10,9).