TIẾNG/ NGÔN NGỮ - Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Năm A (Ga 20:19-23) | Từ ngữ Kinh Thánh
Các dân tộc trên mặt đất nói “đủ mọi thứ tiếng”. Thánh Kinh dùng kiểu nói cụ thể này để diễn tả sự khác biệt về văn hóa, sự khác biệt ngôn ngữ này vừa cho thấy trí phong phú của loài người, vừa tạo ra sự bất thông cảm mà tháp Babel (St 11) gợi nên..
Từ ngữ Kinh Thánh
TIẾNG / NGÔN NGỮ
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Năm A
(Ga 20:19-23)
“Họ Kinh ngạc vì ai nấy đến nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình” (Cv 2,6)
Sự kiện xảy ra vào ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống đầu tiên của kỷ nguyên Kitô giáo (Cv 2,1-13) là một phép lạ vế ngôn ngữ.
Các dân tộc trên mặt đất nói “đủ mọi thứ tiếng”. Thánh Kinh dùng kiểu nói cụ thể này để diễn tả sự khác biệt về văn hóa, sự khác biệt ngôn ngữ này vừa cho thấy trí phong phú của loài người, vừa tạo ra sự bất thông cảm mà tháp Babel (St 11) gợi nên. Biến cố ngày lễ Hiện Xuống (Cv 2,1-13) hàn gắn sự chia rẽ của loài người : Thánh Thần lấy hình lưỡi lửa ngự trên các tông đồ để Tin Mừng họ rao giảng để mọi dân tộc nghe được bằng chính tiếng nói của họ (Cv 2,11). Ngôn ngữ duy nhất của Thánh Thần là đức ái sẽ hòa giải loài người.
Đoàn sủng khiến các tông đồ nói được các thứ tiếng :
- Vừa là một hình thức cầu nguyện phấn khởi ngợi khen Thiên Chúa (Cv 2,4 10,4.6)
- Vừa là một hình thức tiên tri loan báo cho loài người biết những kỳ công của Thiên Chúa (Cv 2,6.11 19,6)
Quy định việc sử dụng đoàn sủng này, thánh Phaolô ca tụng hình thức thứ nhất, nhưng lại chuộng hình thức thứ hai hơn, vì nó hữu ích cho mọi người (1Cr 14,5)
Phép lạ ngôn ngữ ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cho thấy Hội Thánh từ buổi sơ khai đã là Công giáo (x. Is 66,18 Kh 5,9 7,9). Như vậy “mọi thứ tiếng đều xưng tụng Đức Giêsu là Chúa trong vinh quang của Thiên Chúa Cha” (Pl 2,11).