Clock-Time

ĐGH Phanxicô - Thông Điệp Gửi Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới 2016

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới đừng quên người nghèo. Lời kêu gọi công lý và sự phát triển toàn diện của Đức Giáo Hoàng...
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới đừng quên người nghèo. Lời kêu gọi công lý và sự phát triển toàn diện của Đức Giáo Hoàng xuất hiện trong một thông điệp gửi cho các tham dự viên của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới thường niên đang diễn ra tại Davos, Thuỵ Sĩ. Dưới đây là thông điệp của Ngài:

Gửi Giáo Sư Klaus Schwab – Chủ Tịch Điều Hành Của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới

Trước hết, tôi muốn cám ơn ông vì lời mời đầy nhiệt thành của ông để đọc bài diễn văn trước cuộc họp thường niên của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới tại Davos-Klosters vào cuối Tháng Giêng với chủ đề: “Làm Chủ Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp Thứ Tư”. Tôi xin gửi đến ông những lời chúc tốt đẹp nhiệt thành của tôi cho thành quả của cuộc họp này, vốn tìm kiếm khích lệ tiếp tục trách nhiệm xã hội và môi trường ngang qua một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về phía các nhà lãnh đạo chính quyền, doanh nghiệp và và dân sự, cũng như các đại diện cao cấp của các thần phần chính trị, tài chính và văn hoá.

Thời bình sinh của cái gọi là “cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư” đã đi kèm với một cảm thức gia tăng về tính không thể tránh được của một sự giảm sút khủng khiếp về số lượng công việc. Các cuộc nghiên cứu mới nhất được Tổ Chức Lao Động Quốc Tế thực hiện cho thấy tình trạng thất nghiệp hiện đang ảnh hưởng đến hàng triệu người. Tình trạng tài chính hoá và công nghệ hoá của các nền kinh tế quốc gia và toàn cầu đã tạo ra những thay đổi ngoài tầm với trong lãnh vực lao động. Những cơ hội bị bãi bỏ đối với công việc hữu ích và có phẩm giá, kết hợp với một sự giảm thiểu trong an sinh xã hội, đang tạo nên một sự gia tăng gây phiền toái trong sự bất bình đẳng và tình trạng nghèo ở nhiều quốc gia khác nhau. Rõ ràng là có một sự cần thiết phải tạo nên những khuôn mẫu mới trong việc làm kinh doanh mà, trong khi cổ võ sự phát triển của các công nghệ tiên tiến, thì cũng có khả năng sử dụng chúng để tạo nên việc làm có phẩm giá cho hết mọi người, duy trì và củng cố các quyền xã hội, và bảo vệ môi trường. Con người phải định hướng sự phát triển công nghệ, mà không để cho chính bản thân mình bị công nghệ thống trị!

Một lần nữa tôi kêu gọi tất cả các bạn: “Đừng lãng quên người nghèo!” Đây là thách đố chính đặt ra trước mắt các bạn trong tư cách là những nhà lãnh đạo trong thế giới kinh doanh. “Những con người được sinh ra để vui hưởng một cuộc sống đoan chính, hơn là phải bận tâm với những đặc quyền, phải tìm kiếm để giúp những người nghèo hơn chính bản thân họ để đạt được những điều kiện sống có phẩm giá, đặc biệt là ngang qua sự phát triển con người, văn hoá, kinh tế và tiềm năng xã hội của họ” (Diễn Văn Trước Các Nhà Cầm Quyền và Ngoại Giao Đoàn Ở Bangui, 29/11/2015).

Chúng ta phải không bao giờ cho phép nền văn hoá của sự giàu có làm cho chúng ta chết đi, làm cho chúng ta mất khả năng “cảm thương trước tiếng kêu khóc của người nghèo, khóc than cho nỗi đau của người khác, và cảm thấy cần thiết để giúp đỡ họ, như thể tất cả điều này là trách nhiệm của ai đó khác chứ không phải của chúng ta” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, 54).

Khóc thương cho nỗi đau của người khác không có nghĩa là chia sẻ với những nỗi thống khổ của họ, mà còn là và trên hết là nhận ra rằng những hành động của chúng ta là một căn nguyên của sự bất công và bất bình đẳng. “Chúng ta hãy mở tầm mắt của mình ra, để thấy nỗi thống khổ của thế giới, các vết thương của anh chị em chúng ta là những người đã bị khước từ phẩm giá của họ, và chúng ta hãy nhận ra rằng chúng ta được thúc đẩy để lưu ý đến tiếng kêu xin giúp đỡ của họ! Chớ gì chúng ta biết chạm tới họ và hỗ trợ họ để họ có thể cảm thấy được sự ấm áp của sự hiện diện của chúng ta, tình bạn của chúng ta, tình huynh đệ của chúng ta! Chớ gì tiếng kêu khóc của họ trở thành tiếng kêu của chúng ta và chúng ta có thể cùng nhau phá đổ các rào cản của sự thờ ơ vốn quá thường thống lĩnh và nguỵ trang cho sự giả hình và cái tôi của chúng ta!” (Tông Chiếu Năm Thánh Lòng Thương Xót Ngoại Thường, Misericordiae Vultus, 15).

Một khi chúng ta nhận ra được điều này, chúng ta sẽ trở nên con người toàn diện hơn, bởi vì trách nhiệm của chúng ta đối với anh chị em của chúng ta là một phần thiết yếu của tính nhân bản chung của chúng ta. Đừng sợ mở lòng trí các bạn ra cho người nghèo. Bằng cách này, các bạn sẽ kiềm chế lại cách tự do trước các năng lực kinh tế và kĩ thuật của các bạn, và khám phá ra niềm hạnh phúc của một cuộc sống tròn đầy, mà tự thân chủ nghĩa tiêu thụ không thể mang lại.

Trong khi đối diện với những thay đổi sâu sắc và mang tính lịch sử, các nhà lãnh đạo thế giới bị thách đố để đảm bảo rằng “cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư” sắp tới đây, kết quả của những người máy và những phát minh khoa học và công nghệ, không dẫn đến sự phá huỷ con người nhân loại – sẽ được thay thế bởi một cỗ máy không có linh hồn – hoặc đến sự biến đổi hành tinh của chúng ta thành một khu vườn trống rỗng cho sự vui hưởng của một vài người.

Trái lại, thời khắc hiện tại mang lại một cơ hội quý báu để hướng dẫn và vận hành các tiến trình hiện đang diễn ra, và để xây dựng những xã hội biết đón nhận dựa trên sự tôn trọng dành cho phẩm giá con người, sự khoan dung, lòng thương cảm và lòng thương xót. Tôi mời gọi các bạn, hãy thực hiện một cuộc trao đổi mới về cách xây dựng một tương lai của hành tinh, “ngôi nhà chung của chúng ta”, và tôi mời gọi các bạn hãy thực hiện sự nỗ lực hiệp nhất để theo đuổi một sự phát triển bền vững và toàn diện.

Như tôi vẫn thường nói, và giờ đây sẵn lòng lặp lại, kinh doanh là “một ơn gọi cao quý, hướng đến việc tạo ra sự giàu có và cải tiến thế giới của chúng ta”, đặc biệt “nếu việc kinh doanh thấy được việc tạo ra việc làm là một phần thiết yếu của việc phục vụ cho thiện ích chung của nó” (Laudato Si’, 129). Như vậy, nó mang một trách nhiệm là giúp vượt thắng được cuộc khủng hoảng phức tạp của xã hội và môi trường, và chiến đấu chống lại sự nghèo nàn. Điều này sẽ làm cho việc kinh doanh có thể cải thiện điều kiện sống bấp bênh của hàng triệu người và tạo cầu nối cho lỗ hổng xã hội vốn đang tạo nên sự gia tăng của biết bao nhiêu là bất công và phá vỡ các giá trị nền tảng của xã hội, bao gồm sự bình đẳng, công lý và tình liên đới”.

Theo đó, ngang qua các phương thế đối thoại ưu tiên, Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới có thể trở thành một nơi cho việc canh phòng và bảo vệ công trình tạo dựng và cho thành tựu của một sự tiến bộ vốn “lành mạnh hơn, nhân bản hơn, xã hội hơn, và toàn diện hơn” (Laudato Si’, 112), cùng với việc cũng quan tâm đến các mục tiêu môi trường và sự cần thiết để tối đa hoá những nỗ lực nhằm xoá bỏ sự nghèo nàn như đã được đặt ra trong Chương Trình Phát Triển Bền Vững 2030 và trong Bản Thoả Thuận Paris dưới Hội Nghị Về Khuôn Mẫu Về Sự Biến Đổi Khí Hậu Liên Hiệp Quốc.

Thưa Ngài Chủ Tịch, với những lời chúc tốt lành cho sự thành công của cuộc họp sắp tới tại Davos, tôi khẩn xin phúc lành dồi dào của Thiên Chúa trên ông và trên tất cả mọi người tham gia vào Diễn Đàn, cùng với gia đình của các bạn.


Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Vatican Radio) 
Nguồn: http://muoianhsang.com/cac-duc-giao-hoang/su-diep/dgh-phanxico-su-diep-gui-dien-dan-kinh-te-the-gioi-2016.html