Hiểu và sống năm thánh Theo tông sắc misericordiae vultus
Trong Thánh Kinh (Lv 25,8), mỗi năm thứ năm mươi, gọi là năm xá giải, được hiến dâng cho Thiên Chúa.
I. TÌM HIỂU NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA.
1. Một Năm Thánh là gì?
Trong Thánh Kinh (Lv 25,8), mỗi năm thứ năm mươi, gọi là năm xá giải, được hiến dâng cho Thiên Chúa. Mọi nợ nần, lỗi phạm, hình phạt đều được xá giải, các nô lệ được trả lại tự do, công việc đồng áng bị đứng lại và đất đai cũng được nghỉ ngơi. Năm 1472, thời gian 50 năm được rút lại còn 25 năm. Vì thế, cứ 25 năm có một năm thánh “thường lệ”, như trường hợp những năm 1933 và 2000 chẳng hạn.
2. Tại sao lại có một Năm Thánh?
Một Năm Thánh là dịp để các gia đình, các giáo xứ và toàn thể cộng đoàn Kitô hữu được khích lệ sống cầu nguyện. Và lòng thương xót là một đề tài thân thiết đối với Đức Giáo Hoàng: “Lòng thương xót là điều chúng ta có thể cảm nghiệm rõ hơn. Nó thay đổi thế giới. Nó giúp thế giới bớt lạnh lùng và công chính hơn. Mỗi người cần sống lòng thương xót và mang lòng thương xót đến mọi môi trường của xã hội. Nào tiến lên! Đây là thời của lòng thương xót.”
3. Lòng thương xót là gì?
Khi công bố Năm Thánh ngoại thường về lòng thương xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giải thích: “Lòng thương xót là từ - chìa khoá của Tin mừng, ta có thể nói, đó là “dung mạo” của Đức Kitô. Dung mạo này Ngài đã biểu lộ khi gặp gỡ mọi người […] và nhất là khi bị đóng đinh trên thập giá, Ngài đã tha thứ: ở đó, ta nhận ra dung mạo lòng thương xót của Thiên Chúa. Và Chúa kêu gọi anh chị em trở nên những “con kênh” của tình yêu này, trước hết là đối với những người hèn kém nhất, những người nghèo khó nhất: họ là những người được ưu đãi trước mắt Chúa. Anh chị em hãy tiếp tục để cho những tình trạng yếu kém và nghèo khó mà mình thường xuyên tiếp cận chất vấn và hãy nỗ lực cống hiến cách thích đáng chứng từ bác ái mà Thần Khí đổ tràn trong tâm hồn anh chị em (x. Rm 5, 5)”
4. Tại sao lại đề cao lòng thương xót?
Một thế giới sẽ là gì, nếu không có lòng thương xót, nghĩa là: không có sự tha thứ, không có lòng quảng đại và không có tình yêu? Lòng thương xót đến từ Thiên Chúa, như Đức Giêsu đã mặc khải, khi Ngài sống gần cận với những người bé nhỏ, những người chịu khổ cực, những người nằm trong lỗi lầm hay không có hy vọng. Đối với mỗi người, Đức Giêsu đều mặc khải sự phong phú của tình yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa không những yêu thương tôi, mà hơn nữa Ngài còn muốn tôi tìm lại được phẩm giá của mình. Thiên Chúa không đóng khung tôi trong những gì tôi đã làm hay chịu đựng, nhưng Ngài luôn nhìn nhận trong tôi một con người. Như vậy, mỗi người phải có lòng thương xót đối với những người khác và giúp đỡ họ khi đến lượt mình cũng phải đứng dậy.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn tổ chức một Năm Thánh ngoại thường về lòng thương xót “như một thời gian thuận tiện cho Giáo Hội, để chứng tá của các tín hữu trở nên mạnh mẽ và hữu hiệu hơn” (MV số 3).
“Chúng ta được kêu gọi… nhìn thẳng vào lòng thương xót, để chúng ta cũng trở nên dấu chỉ hành động hữu hiệu của Chúa Cha” (MV số 3).
“Qua lời nói, cử chỉ và toàn diện con người của mình, Đức Giêsu Nadarét đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa” (MV số 1).
5. Hiểu thế nào về lòng thương xót là đặc chất riêng của Thiên Chúa?
“Lòng thương xót không phải là một dấu chỉ của sự yếu đuối, nhưng đúng ra đó là cách diễn tả sự toàn năng của Thiên Chúa” (MV số 3).
Lòng thương xót là “một thực tại cụ thể qua đó Thiên Chúa mặc khải tình yêu Ngài như tình yêu của một người cha và một người mẹ, đã để cho con cái gây xúc động đến tận thẳm sâu tâm hồn mình. Thật là chính đáng khi nói, đây là một tình yêu “nội tại”. Tình yêu ấy phát xuất từ trái tim như một tình cảm sâu sắc, tự nhiên, hình thành từ tình yêu thương xót, ân xá và tha thứ” (MV số 6).
“Không chỉ trong lịch sử, mà từ muôn đời, con người sẽ luôn ở dưới cái nhìn của Chúa Cha” (MV số 7).
“Nơi lòng thương xót, chúng ta nhận ra bằng chứng về cách thức Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Ngài tự hiến toàn thân mình, luôn mãi, tự nguyện, không yêu cầu đáp lại điều gì. Ngài đến giúp chúng ta, bất cứ khi nào chúng ta cầu khẩn Ngài. (…) Sự phù trợ chúng ta khẩn xin đã là bước đầu tiên của lòng thương xót Thiên Chúa đối với chúng ta rồi (…) Ngày qua ngày bị tác động bởi lòng trắc ẩn của thiên Chúa, chúng ta cũng có thể trở nên những người dễ động lòng trắc ẩn với mọi người” (MV số 14).
6. Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót thế nào?
Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót khi không tố cáo những kẻ khác. Trước thái độ dùng cái hôn phản nộp Thầy của môn đệ Giuđa (Mt 26,49), Đức Giêsu không tố giác anh ta, nhưng chỉ kêu gọi anh ta ý thức sự lành và sự dữ. Cũng như trên thập giá, trước những kẻ bắt bớ, kết án và đánh đòn mình, Đức Giêsu đã nhìn họ với cái nhìn xót thương và cầu nguyện cho họ: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).
Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót khi chọn lựa yêu thương hơn là kết án. Đó là thái độ của Ngài đối với người phụ nữ xứ Samaria bên bờ giếng Giacóp (Ga 4,3-39) hay với ông Giakêu, người thu thuế (Lc 19,1-10).
Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót khi tạo cho con người có nhiều dịp để sám hối và tha thứ. Trước những nhà cầm quyền Do Thái luôn tìm cách hãm hại mình, Chúa Giêsu vẫn khích lệ họ sám hối và nhận ra chân lý. Tin Mừng đã ghi lại ít là mười bài giảng quan trọng của Chúa Giêsu trước những người lãnh đạo này, để vạch ra những tội lỗi của họ và mời gọi họ sám hối. Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót bằng cách tránh thái độ đối xử gay gắt. Giêrusalem là nơi mà ở đấy Đấng Cứu Thế cuối cùng sẽ chịu khổ hình và phải chết. Ngài có thể bực tức và giận dữ đối với thành phố và dân thành; nhưng thay vì biểu lộ như thế, Ngài đã thường diễn tả nỗi buồn sầu trước sự cứng lòng và thái độ từ chối không chịu hối lỗi của họ. Trước ngày chịu đóng đinh, Đức Giêsu đã tiến vào Giêrusalem trên một con lừa. Đám đông môn đệ Ngài hớn hở vui mừng đặt những tấm áo của họ trên đất trước Ngài và ca ngợi Thiên Chúa (x. Lc 19,28-38). Nhưng Đức Giêsu biết rằng, lòng nhiệt thành của dân cư Giêrusalem sẽ không được bao lâu. Vào tuần lễ cuối cùng của Ngài, khi nhìn lại thành thánh, Đấng cứu thế vừa khóc vừa bày tỏ: “Hỡi Giêrusalem, Giêrusalem, biết bao lần ta đã muốn tập hợp các con cái ngươi…nhưng ngươi đã không muốn!” (Mt 23,27; Lc 19,41-44).
“Qua lời nói, cử chỉ và toàn diện con người của mình, Đức Giêsu Nadarét đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa” (MV số 1).
5. Hiểu thế nào về lòng thương xót là đặc chất riêng của Thiên Chúa?
“Lòng thương xót không phải là một dấu chỉ của sự yếu đuối, nhưng đúng ra đó là cách diễn tả sự toàn năng của Thiên Chúa” (MV số 3).
Lòng thương xót là “một thực tại cụ thể qua đó Thiên Chúa mặc khải tình yêu Ngài như tình yêu của một người cha và một người mẹ, đã để cho con cái gây xúc động đến tận thẳm sâu tâm hồn mình. Thật là chính đáng khi nói, đây là một tình yêu “nội tại”. Tình yêu ấy phát xuất từ trái tim như một tình cảm sâu sắc, tự nhiên, hình thành từ tình yêu thương xót, ân xá và tha thứ” (MV số 6).
“Không chỉ trong lịch sử, mà từ muôn đời, con người sẽ luôn ở dưới cái nhìn của Chúa Cha” (MV số 7).
“Nơi lòng thương xót, chúng ta nhận ra bằng chứng về cách thức Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Ngài tự hiến toàn thân mình, luôn mãi, tự nguyện, không yêu cầu đáp lại điều gì. Ngài đến giúp chúng ta, bất cứ khi nào chúng ta cầu khẩn Ngài. (…) Sự phù trợ chúng ta khẩn xin đã là bước đầu tiên của lòng thương xót Thiên Chúa đối với chúng ta rồi (…) Ngày qua ngày bị tác động bởi lòng trắc ẩn của thiên Chúa, chúng ta cũng có thể trở nên những người dễ động lòng trắc ẩn với mọi người” (MV số 14).
6. Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót thế nào?
Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót khi không tố cáo những kẻ khác. Trước thái độ dùng cái hôn phản nộp Thầy của môn đệ Giuđa (Mt 26,49), Đức Giêsu không tố giác anh ta, nhưng chỉ kêu gọi anh ta ý thức sự lành và sự dữ. Cũng như trên thập giá, trước những kẻ bắt bớ, kết án và đánh đòn mình, Đức Giêsu đã nhìn họ với cái nhìn xót thương và cầu nguyện cho họ: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).
Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót khi chọn lựa yêu thương hơn là kết án. Đó là thái độ của Ngài đối với người phụ nữ xứ Samaria bên bờ giếng Giacóp (Ga 4,3-39) hay với ông Giakêu, người thu thuế (Lc 19,1-10).
Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót khi tạo cho con người có nhiều dịp để sám hối và tha thứ. Trước những nhà cầm quyền Do Thái luôn tìm cách hãm hại mình, Chúa Giêsu vẫn khích lệ họ sám hối và nhận ra chân lý. Tin Mừng đã ghi lại ít là mười bài giảng quan trọng của Chúa Giêsu trước những người lãnh đạo này, để vạch ra những tội lỗi của họ và mời gọi họ sám hối. Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót bằng cách tránh thái độ đối xử gay gắt. Giêrusalem là nơi mà ở đấy Đấng Cứu Thế cuối cùng sẽ chịu khổ hình và phải chết. Ngài có thể bực tức và giận dữ đối với thành phố và dân thành; nhưng thay vì biểu lộ như thế, Ngài đã thường diễn tả nỗi buồn sầu trước sự cứng lòng và thái độ từ chối không chịu hối lỗi của họ. Trước ngày chịu đóng đinh, Đức Giêsu đã tiến vào Giêrusalem trên một con lừa. Đám đông môn đệ Ngài hớn hở vui mừng đặt những tấm áo của họ trên đất trước Ngài và ca ngợi Thiên Chúa (x. Lc 19,28-38). Nhưng Đức Giêsu biết rằng, lòng nhiệt thành của dân cư Giêrusalem sẽ không được bao lâu. Vào tuần lễ cuối cùng của Ngài, khi nhìn lại thành thánh, Đấng cứu thế vừa khóc vừa bày tỏ: “Hỡi Giêrusalem, Giêrusalem, biết bao lần ta đã muốn tập hợp các con cái ngươi…nhưng ngươi đã không muốn!” (Mt 23,27; Lc 19,41-44).
Chỉ vài ngày sau đó, đám đông đã trở nên thù nghịch với Ngài và đã lớn tiếng hô hoán xử án Ngài. Khi Đấng cứu thế bị dẫn đi chịu đóng đinh, thì “một đám đông dân thành, và các phụ nữ… đã đấm ngực và khóc thương Ngài”. Chúa Giêsu quay lại nhìn họ và nói: “Hỡi các thiếu nữ thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi, nhưng hãy khóc thương các ngươi và con cái các ngươi” (Lc 23,27-28). Dù bị nhục nhã cách công khai và phải âm thầm chịu đựng những đau khổ cá nhân, do những dân thành Giêrusalem gây nên, Đấng Cứu Thế đã không trở nên gay gắt đối với họ, mà chỉ buồn sầu trước thái độ từ chối hối lỗi của họ. Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót khi giúp đỡ những người khốn khó.
Trong một cuộc hành trình, khi đến gần thành Naim, Đức Giêsu đã thấy “người ta đang mang chôn táng một người chết, đó là con trai duy nhất của một quả phụ (x.Lc 7,12), Chúa Giêsu đã động lòng chiêm ngắm người mẹ đang gặp tang sầu, đã mất người chồng nay lại mất người con trai, Ngài cảm thấy nỗi khổ đau của bà hiện lên trong mình và bằng một giọng nói dịu dàng Ngài mở lòng an ủi: “Đừng khóc nữa!”. Rồi Ngài chạm đến quan tài, truyền lệnh cho xác chết: “Hỡi thanh niên, Ta truyền lệnh cho ngươi: Hãy chỗi dậy!” Và kẻ đã chết nghe tiếng nói của Đấng là Chúa Tể mọi loài, tự nhiên chỗi dậy và nói năng như thường. Chúa Giêsu trao người thanh niên cho mẹ anh ta.
Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác cho những người đang gặp tình huống khó khăn. Ngài chúc lành cho người phong cùi, dẹp yên sóng biển và cho con gái ông Dairô sống lại. Ngài cứu chữa một người tật nguyền tại hồ Bétxaiđa, cho người câm nói được, giúp mười người phong cùi được lành sạch.
Chúa Cứu Thế đã vạch ra con đường phải theo. Chúng ta có thể nỗ lực trở nên những người có lòng thương xót, bằng cách không tố cáo kẻ khác, chọn yêu thương hơn là kết án, tạo cho mọi người nhiều dịp để hối lỗi, tránh thái độ gay gắt trong đối xử và giúp đỡ những người đang gặp khốn khó. Chúng ta càng nhận biết và tưởng nhớ những ân huệ xót thương đã nhận được nhờ Đức Giêsu, chúng ta càng tập thể hiện lòng xót thương đối với người khác.
7. Chúa Giêsu đã thể hiện sứ vụ Chúa Cha trao phó là mặc khải tình yêu Thiên Chúa cách trọn vẹn ra sao?
“Từ nay, tình yêu này trở nên hữu hình và có thể sờ chạm được trong toàn diện đời sống của Đức Giêsu…”
Tương quan với những con người đến gần Chúa, luôn có một điều nào đó độc đáo và đặc thù. Những dấu chỉ Ngài thể hiện đặc biệt là đối với những người tội lỗi, người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề, người bệnh và những người đau khổ đều mang dấu ấn lòng thương xót. Tất cả những gì trong Ngài đều nói lên lòng thương xót. Không có gì trong Ngài mà lại thiếu vắng lòng từ bi nhân hậu (MV số 8)
Trong một cuộc hành trình, khi đến gần thành Naim, Đức Giêsu đã thấy “người ta đang mang chôn táng một người chết, đó là con trai duy nhất của một quả phụ (x.Lc 7,12), Chúa Giêsu đã động lòng chiêm ngắm người mẹ đang gặp tang sầu, đã mất người chồng nay lại mất người con trai, Ngài cảm thấy nỗi khổ đau của bà hiện lên trong mình và bằng một giọng nói dịu dàng Ngài mở lòng an ủi: “Đừng khóc nữa!”. Rồi Ngài chạm đến quan tài, truyền lệnh cho xác chết: “Hỡi thanh niên, Ta truyền lệnh cho ngươi: Hãy chỗi dậy!” Và kẻ đã chết nghe tiếng nói của Đấng là Chúa Tể mọi loài, tự nhiên chỗi dậy và nói năng như thường. Chúa Giêsu trao người thanh niên cho mẹ anh ta.
Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác cho những người đang gặp tình huống khó khăn. Ngài chúc lành cho người phong cùi, dẹp yên sóng biển và cho con gái ông Dairô sống lại. Ngài cứu chữa một người tật nguyền tại hồ Bétxaiđa, cho người câm nói được, giúp mười người phong cùi được lành sạch.
Chúa Cứu Thế đã vạch ra con đường phải theo. Chúng ta có thể nỗ lực trở nên những người có lòng thương xót, bằng cách không tố cáo kẻ khác, chọn yêu thương hơn là kết án, tạo cho mọi người nhiều dịp để hối lỗi, tránh thái độ gay gắt trong đối xử và giúp đỡ những người đang gặp khốn khó. Chúng ta càng nhận biết và tưởng nhớ những ân huệ xót thương đã nhận được nhờ Đức Giêsu, chúng ta càng tập thể hiện lòng xót thương đối với người khác.
7. Chúa Giêsu đã thể hiện sứ vụ Chúa Cha trao phó là mặc khải tình yêu Thiên Chúa cách trọn vẹn ra sao?
“Từ nay, tình yêu này trở nên hữu hình và có thể sờ chạm được trong toàn diện đời sống của Đức Giêsu…”
Tương quan với những con người đến gần Chúa, luôn có một điều nào đó độc đáo và đặc thù. Những dấu chỉ Ngài thể hiện đặc biệt là đối với những người tội lỗi, người nghèo, người bị gạt ra ngoài lề, người bệnh và những người đau khổ đều mang dấu ấn lòng thương xót. Tất cả những gì trong Ngài đều nói lên lòng thương xót. Không có gì trong Ngài mà lại thiếu vắng lòng từ bi nhân hậu (MV số 8)
Trong các dụ ngôn của Chúa Giêsu, “Thiên Chúa luôn được giới thiệu như Đấng tràn đầy niềm vui, đặc biệt khi Ngài tha thứ. Chúng ta gặp được ở đó cốt lõi của Tin mừng và đức tin của chúng ta, bởi lẽ lòng thương xót được trình bày như sứac mạnh chiến thắng tất cả, làm tràn đầy trái tim với tình yêu và mang lại ủi an nhờ sự tha thứ (MV số 9).
8. Như vậy, sứ vụ của người Kitô hữu chúng ta là gì?
Sứ vụ của người Kitô hữu là sống lòng thương xót, vì lòng thương xót đã được thể hiện ra cho chúng ta trước.
“Tự bản chất, tình yêu là sự sống cụ thể: những ý định, thái độ, cung cách ứng xử được kiểm tra trong hành động hằng ngày. Lòng thương xót của Thiên Chúa là trách nhiệm của Ngài đối với chúng ta. Ngài cảm thấy có trách nhiệm, nghĩa là Ngài muốn lợi ích cho chúng ta và muốn thấy chúng ta được hạnh phúc, tràn đầy niềm vui và bình an. Tình yêu thương xót của các Kitô hữu cần phải hiểu biết nhau” (MV số 9).
“Việc tha thứ những xúc phạm trở nên cách diễn tả rõ ràng nhất tình yêu thương xót, và đối với Kitô hữu chúng ta, thì đó là một lệnh truyền chúng ta không thể né tránh. (…) Tha thứ là phương tiện được đặt vào đôi tay mỏng dòn của chúng ta để đạt được sự bình an trong tâm hồn” (MV số 9).
“Giáo Hội được uỷ thác công bố lòng thương xót của Thiên Chúa, là trái tim đang đập của Tin mừng, cho tâm hồn và tinh thần của mọi người” (MV số 12).
“Lòng thương xót là trụ cột nâng đỡ đời sống Giáo Hội” (MV số 10).
“Sự khả tín của Giáo Hội được nhận diện trong cách thức Giáo Hội thể hiện tình yêu thương xót và lòng trắc ẩn. (…) Tha thứ là một sức mạnh phục hồi sự sống mới và tăng thêm lòng can đảm giúp nhìn tương lai với niềm hy vọng” (MV số 10).
II. SỐNG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
1. Người Kitô hữu thường làm gì trong Năm Lòng Thương Xót?
Chấp nhận “thái độ của Con Thiên Chúa, Đấng đi gặp gỡ mọi người, không loại trừ ai. (…) Đề tài của lòng thương xót phải được trình bày với một nhiệt tình mới và ngang qua một mục vụ được đổi mới” (MV số 12). Chớ gì những lời của Phaolô Tông đồ luôn đồng hành với chúng ta: “Ai làm việc bác ái thì hãy vui vẻ” (Rm 12,8), (MV số 16).
“Để có khả năng thương xót, ta cần chăm chú lắng nghe Lời Chúa…Nhờ đó, ta có thể chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa và biến lòng thương xót ấy thành lối sống của ta” (MV số 13).
“Chớ gì việc hành hương khích lệ chúng ta hoán cải: khi ngang qua cửa thánh chúng ta để lòng thương xót của Thiên Chúa ôm ấp mình và chúng ta dấn thân trở thành những người có lòng thương xót đối với kẻ khác, như Chúa Cha đã thể hiện đối với chúng ta” (MV số 14).
8. Như vậy, sứ vụ của người Kitô hữu chúng ta là gì?
Sứ vụ của người Kitô hữu là sống lòng thương xót, vì lòng thương xót đã được thể hiện ra cho chúng ta trước.
“Tự bản chất, tình yêu là sự sống cụ thể: những ý định, thái độ, cung cách ứng xử được kiểm tra trong hành động hằng ngày. Lòng thương xót của Thiên Chúa là trách nhiệm của Ngài đối với chúng ta. Ngài cảm thấy có trách nhiệm, nghĩa là Ngài muốn lợi ích cho chúng ta và muốn thấy chúng ta được hạnh phúc, tràn đầy niềm vui và bình an. Tình yêu thương xót của các Kitô hữu cần phải hiểu biết nhau” (MV số 9).
“Việc tha thứ những xúc phạm trở nên cách diễn tả rõ ràng nhất tình yêu thương xót, và đối với Kitô hữu chúng ta, thì đó là một lệnh truyền chúng ta không thể né tránh. (…) Tha thứ là phương tiện được đặt vào đôi tay mỏng dòn của chúng ta để đạt được sự bình an trong tâm hồn” (MV số 9).
“Giáo Hội được uỷ thác công bố lòng thương xót của Thiên Chúa, là trái tim đang đập của Tin mừng, cho tâm hồn và tinh thần của mọi người” (MV số 12).
“Lòng thương xót là trụ cột nâng đỡ đời sống Giáo Hội” (MV số 10).
“Sự khả tín của Giáo Hội được nhận diện trong cách thức Giáo Hội thể hiện tình yêu thương xót và lòng trắc ẩn. (…) Tha thứ là một sức mạnh phục hồi sự sống mới và tăng thêm lòng can đảm giúp nhìn tương lai với niềm hy vọng” (MV số 10).
II. SỐNG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
1. Người Kitô hữu thường làm gì trong Năm Lòng Thương Xót?
Chấp nhận “thái độ của Con Thiên Chúa, Đấng đi gặp gỡ mọi người, không loại trừ ai. (…) Đề tài của lòng thương xót phải được trình bày với một nhiệt tình mới và ngang qua một mục vụ được đổi mới” (MV số 12). Chớ gì những lời của Phaolô Tông đồ luôn đồng hành với chúng ta: “Ai làm việc bác ái thì hãy vui vẻ” (Rm 12,8), (MV số 16).
“Để có khả năng thương xót, ta cần chăm chú lắng nghe Lời Chúa…Nhờ đó, ta có thể chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa và biến lòng thương xót ấy thành lối sống của ta” (MV số 13).
“Chớ gì việc hành hương khích lệ chúng ta hoán cải: khi ngang qua cửa thánh chúng ta để lòng thương xót của Thiên Chúa ôm ấp mình và chúng ta dấn thân trở thành những người có lòng thương xót đối với kẻ khác, như Chúa Cha đã thể hiện đối với chúng ta” (MV số 14).
“Nói xấu anh em khi họ vắng mặt là đặt họ dưới một thứ ánh sáng giả tạo, là làm tổn hại thanh danh của họ và bỏ mặc họ cho mọi thứ soi mói, không xét đoán và không lên án một cách tích cực có nghĩa là: biết đón nhận những gì là tốt lành nơi mọi người và không gây cho họ phải đau khổ vì những xét đoán phiến diện của ta và thái độ tự phụ của ta là mình biết hết mọi sự. (…) Chúa Giêsu cũng đòi hỏi chúng ta phải tha thứ và cho đi, trở nên dụng cụ của sự tha thứ, bởi chúng ta đã nhận sự tha thứ từ Thiên Chúa” (MV số 14).
2. Trong Năm Thánh, ta được mời gọi thực thi những việc làm thương xót nào đối với thân xác và linh hồn?
“Chớ gì Năm Thánh này trình bày sứ vụ phong phú của Chúa Giêsu: nói một lời và làm một cử chỉ để an ủi đối với người nghèo, loan báo sự giải phóng cho những người nô lệ trong những hình thức tù ngục mới của xã hội hiện đại, phục hồi thị lực cho nhưng ai không còn có khả năng nhìn thấy nữa, bởi họ quá co cụm trên mình, trả lại phẩm giá cho những người bị tước đoạt” (MV số 16).
Những việc làm thương xót đối với thân xác: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết (MV số 15).
Những việc làm thương xót đối với tâm hồn: lấy lời lành mà khuyên người, mở dạy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cũng như cầu cho kẻ sống và kẻ chết (MV số 15).
3. Trong Năm Thánh, có những thời điểm đặc biệt, ta cần sống lòng thương xót thế nào?
“Mùa chay trong năm thánh này cần được sống sốt sắng hơn như một thời thuận tiện để cử hành và trải nghiệm lòng thương xót Chúa” (MV số 17).
“Với niềm xác tín, chúng ta hãy đặt bí tích Hoà Giải trở lại trung tâm, bởi nó giúp ta với bàn tay của mình có thể chạm đến sự cao cả của lòng thương xót. Đối với mỗi hối nhân, đó sẽ là một nguồn mạch phát sinh một bình an nội tâm đích thực (MV số 17). Chớ gì lời tha thứ và lời mời gọi trải nghiệm lòng thương xót có thể vang đến mọi người và không để một ai sống thản nhiên” (MV số 19).
Công lý và lòng thương xót.
“Đây không phải là hai thực tại mâu thuẫn nhau, nhưng là hai chiều kích của một thực tại phát triển dần dần cho đến khi đạt đến đỉnh điểm trong sự viên mãn của tình yêu” (MV số 20).
“Nếu Thiên Chúa tự giới hạn mình trong công lý, Ngài sẽ không còn là Thiên Chúa nữa; Ngài có thể chỉ như mọi người đòi hỏi phải tôn trọng luật pháp (…) Thiên Chúa đi xa hơn công lý với lòng thương xót và sự tha thứ của Ngài (…) Thiên Chúa không phủ nhận công lý. Ngài bao bọc nó và vượt qua nó trong một biến cố lớn hơn, trong đó ta cảm nghiệm được tình yêu như là nền tảng của công lý đích thực” (MV số 21).
4. Ta được mời gọi đón nhận ân xá ra sao?
“Mặc dù được tha thứ, nhưng đời sống của chúng ta vẫn còn bị in dấu những xung khắc là hậu quả của tội lỗi ta đã phạm. Trong bí tích Hoà giải, Thiên Chúa tha thứ những tội lỗi và thật sự tội lỗi vẫn còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong cách ứng xử và tư duy của chúng ta.
2. Trong Năm Thánh, ta được mời gọi thực thi những việc làm thương xót nào đối với thân xác và linh hồn?
“Chớ gì Năm Thánh này trình bày sứ vụ phong phú của Chúa Giêsu: nói một lời và làm một cử chỉ để an ủi đối với người nghèo, loan báo sự giải phóng cho những người nô lệ trong những hình thức tù ngục mới của xã hội hiện đại, phục hồi thị lực cho nhưng ai không còn có khả năng nhìn thấy nữa, bởi họ quá co cụm trên mình, trả lại phẩm giá cho những người bị tước đoạt” (MV số 16).
Những việc làm thương xót đối với thân xác: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết (MV số 15).
Những việc làm thương xót đối với tâm hồn: lấy lời lành mà khuyên người, mở dạy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cũng như cầu cho kẻ sống và kẻ chết (MV số 15).
3. Trong Năm Thánh, có những thời điểm đặc biệt, ta cần sống lòng thương xót thế nào?
“Mùa chay trong năm thánh này cần được sống sốt sắng hơn như một thời thuận tiện để cử hành và trải nghiệm lòng thương xót Chúa” (MV số 17).
“Với niềm xác tín, chúng ta hãy đặt bí tích Hoà Giải trở lại trung tâm, bởi nó giúp ta với bàn tay của mình có thể chạm đến sự cao cả của lòng thương xót. Đối với mỗi hối nhân, đó sẽ là một nguồn mạch phát sinh một bình an nội tâm đích thực (MV số 17). Chớ gì lời tha thứ và lời mời gọi trải nghiệm lòng thương xót có thể vang đến mọi người và không để một ai sống thản nhiên” (MV số 19).
Công lý và lòng thương xót.
“Đây không phải là hai thực tại mâu thuẫn nhau, nhưng là hai chiều kích của một thực tại phát triển dần dần cho đến khi đạt đến đỉnh điểm trong sự viên mãn của tình yêu” (MV số 20).
“Nếu Thiên Chúa tự giới hạn mình trong công lý, Ngài sẽ không còn là Thiên Chúa nữa; Ngài có thể chỉ như mọi người đòi hỏi phải tôn trọng luật pháp (…) Thiên Chúa đi xa hơn công lý với lòng thương xót và sự tha thứ của Ngài (…) Thiên Chúa không phủ nhận công lý. Ngài bao bọc nó và vượt qua nó trong một biến cố lớn hơn, trong đó ta cảm nghiệm được tình yêu như là nền tảng của công lý đích thực” (MV số 21).
4. Ta được mời gọi đón nhận ân xá ra sao?
“Mặc dù được tha thứ, nhưng đời sống của chúng ta vẫn còn bị in dấu những xung khắc là hậu quả của tội lỗi ta đã phạm. Trong bí tích Hoà giải, Thiên Chúa tha thứ những tội lỗi và thật sự tội lỗi vẫn còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong cách ứng xử và tư duy của chúng ta.
Lòng thương xót của Thiên Chúa… trở nên ân xá của Chúa Cha, Đấng nối kết với tội nhân được tha thứ qua hiền thê của Đức Kitô và giải thoát họ khỏi tất cả những gì còn lại do hậu quả của tội, giúp họ hành động với lòng bác ái, lớn lên trong tình yêu hơn là rơi trở lại trong tội ác” (MV số 22).
“Giáo Hội sống sự hiệp thông các thánh… Sự thánh thiện (của các thánh và các vị chân phước) trợ giúp sự yếu đuối của chúng ta. Và như thế Mẹ Giáo Hội, nhờ lời cầu nguyện và nếp sống của mình, có thể đi gặp gỡ sự yếu đuối của những người này với sự thánh thiện của những người khác…
Ân xá, đó là cảm nghiệm về sự thánh thiện của Giáo Hội, nhằm giúp mọi người tham dự vào phúc lộc ơn cứu độ của Đức Kitô (MV số 22).
5. Đâu là hướng mở ra của Năm Thánh?
“Giá trị của lòng thương xót vượt qua mọi biên giới của Giáo Hội. Nó liên kết với Do thái giáo, với Hồi giáo, là những tôn giáo coi lòng thương xót như một thuộc tính ý nghĩa nhất của Thiên Chúa” (MV số 23).
“Chớ gì Năm Thánh này, được sống trong lòng thương xót, sẽ cổ vũ việc gặp gỡ với các tôn giáo này và những truyền thống tôn giáo cao quý khác. Chớ gì Năm thánh giúp chúng ta hướng đến đối thoại nhiều hơn để hiểu biết nhau tốt hơn. Chớ gì nó loại bỏ được mọi hình thức khép kín và khinh miệt nhau. Chớ gì nó đẩy lùi được mọi hình thức phân biệt đối xử” (MV số 23).
6. Đức Maria giữ vai trò nào trong Năm Thánh?
“Mẹ Maria minh chứng rằng lòng thương xót của Con Thiên Chúa không có giới hạn và liên kết mọi người, không loại trừ một ai. Chúng ta hãy dâng lên Mẹ lời kinh Salve Regima, một lời cầu nguyện cổ kính và luôn mới mẻ, bởi Mẹ không bao giờ mệt mỏi ghé mắt xót thương dõi nhìn chúng ta, và làm cho chúng ta xứng đáng chiêm ngắm dung mạo của lòng thương xót, là Đức Giêsu, Con của Mẹ” (MV số 24).
7. Trong Năm Thánh, Giáo Hội đón nhận lời mời gọi nào?
“Trong Năm Thánh này, chúng ta hãy để cho Thiên Chúa làm ngạc nhiên chúng ta… Giáo Hội được mời gọi trở nên chứng nhân khả tín cho lòng thương xót, bằng cách tuyên xưng và sống lòng thương xót ấy như trọng tâm việc mặc khải của Đức Giêsu Kitô.
Từ trái tim của Thiên Chúa Ba Ngôi, từ sâu thẳm nhất của mầu nhiệm Thiên Chúa, con sông lớn của lòng thương xót phát xuất và tuôn chảy không ngừng. Nguồn mạch này sẽ không bao giờ khô cạn cho mọi người tiếp cận… Sự sâu xa của mầu nhiệm kín mật khó dò thấu bao nhiêu, thì sự phong phú phát xuất từ mầu nhiệm ấy càng trở nên vô tận bấy nhiêu.
Chớ gì trong năm Thánh này, Giáo Hội làm cho Lời Chúa dội vang cách mạnh mẽ và đáng thuyết phục như một lời và một cử chỉ tha thứ, nâng đỡ, trợ giúp, yêu thương. Chớ gì Giáo Hội cảm thấy không bao giờ mệt mỏi để cống hiến lòng thương xót và luôn kiên nhẫn để khích lệ và thứ tha (MV số 25).
“Giáo Hội sống sự hiệp thông các thánh… Sự thánh thiện (của các thánh và các vị chân phước) trợ giúp sự yếu đuối của chúng ta. Và như thế Mẹ Giáo Hội, nhờ lời cầu nguyện và nếp sống của mình, có thể đi gặp gỡ sự yếu đuối của những người này với sự thánh thiện của những người khác…
Ân xá, đó là cảm nghiệm về sự thánh thiện của Giáo Hội, nhằm giúp mọi người tham dự vào phúc lộc ơn cứu độ của Đức Kitô (MV số 22).
5. Đâu là hướng mở ra của Năm Thánh?
“Giá trị của lòng thương xót vượt qua mọi biên giới của Giáo Hội. Nó liên kết với Do thái giáo, với Hồi giáo, là những tôn giáo coi lòng thương xót như một thuộc tính ý nghĩa nhất của Thiên Chúa” (MV số 23).
“Chớ gì Năm Thánh này, được sống trong lòng thương xót, sẽ cổ vũ việc gặp gỡ với các tôn giáo này và những truyền thống tôn giáo cao quý khác. Chớ gì Năm thánh giúp chúng ta hướng đến đối thoại nhiều hơn để hiểu biết nhau tốt hơn. Chớ gì nó loại bỏ được mọi hình thức khép kín và khinh miệt nhau. Chớ gì nó đẩy lùi được mọi hình thức phân biệt đối xử” (MV số 23).
6. Đức Maria giữ vai trò nào trong Năm Thánh?
“Mẹ Maria minh chứng rằng lòng thương xót của Con Thiên Chúa không có giới hạn và liên kết mọi người, không loại trừ một ai. Chúng ta hãy dâng lên Mẹ lời kinh Salve Regima, một lời cầu nguyện cổ kính và luôn mới mẻ, bởi Mẹ không bao giờ mệt mỏi ghé mắt xót thương dõi nhìn chúng ta, và làm cho chúng ta xứng đáng chiêm ngắm dung mạo của lòng thương xót, là Đức Giêsu, Con của Mẹ” (MV số 24).
7. Trong Năm Thánh, Giáo Hội đón nhận lời mời gọi nào?
“Trong Năm Thánh này, chúng ta hãy để cho Thiên Chúa làm ngạc nhiên chúng ta… Giáo Hội được mời gọi trở nên chứng nhân khả tín cho lòng thương xót, bằng cách tuyên xưng và sống lòng thương xót ấy như trọng tâm việc mặc khải của Đức Giêsu Kitô.
Từ trái tim của Thiên Chúa Ba Ngôi, từ sâu thẳm nhất của mầu nhiệm Thiên Chúa, con sông lớn của lòng thương xót phát xuất và tuôn chảy không ngừng. Nguồn mạch này sẽ không bao giờ khô cạn cho mọi người tiếp cận… Sự sâu xa của mầu nhiệm kín mật khó dò thấu bao nhiêu, thì sự phong phú phát xuất từ mầu nhiệm ấy càng trở nên vô tận bấy nhiêu.
Chớ gì trong năm Thánh này, Giáo Hội làm cho Lời Chúa dội vang cách mạnh mẽ và đáng thuyết phục như một lời và một cử chỉ tha thứ, nâng đỡ, trợ giúp, yêu thương. Chớ gì Giáo Hội cảm thấy không bao giờ mệt mỏi để cống hiến lòng thương xót và luôn kiên nhẫn để khích lệ và thứ tha (MV số 25).
KẾT: LÀM CHỨNG NHÂN CHO LÒNG THƯƠNG XÓT
Trong Năm Thánh, lòng thương xót của Thiên Chúa được giới thiệu để mọi Kitô hữu đón nhận, làm chứng và loan báo.
1. Đón nhận lòng thương xót.
Đạt được trái tim của “người được thương xót”: người đón nhận lòng thương xót hằng ngày: “là người thấy mình phát xuất từ Thiên Chúa. Họ hướng cái nhìn của mình về Thiên Chúa và như thế họ đã mở mắt ra trên chính mình. Họ biết, họ cần đến Thiên Chúa, họ cần sống sự tốt lành của Ngài mà họ không thể dùng sức mạnh mà chiếm đoạt, họ khônh thể tự cung cấp cho mình. Họ cần biết rằng, họ cần đến lòng thương xót và họ phải mô phỏng lòng thương xót của Chúa, để họ cũng trở nên kẻ có lòng thương xót, và nhờ đó họ giống Thiên Chúa. Họ sống mối tương quan này (với Thiên Chúa) nhờ ân ban này (lòng thương xót) mà họ đón nhận. Họ cũng luôn cần đến người ta ban cho họ lòng nhân hậu, sự tha thứ, nhưng từ đó họ cũng học được việc thông truyền lòng thương xót. Ân huệ họ xin trong lúc cầu nguyện sẽ không xá miễn cho họ khỏi phải giữ phong tục (hành động đối với những người khác cũng với lòng thương xót mà họ đã lãnh nhận). Chỉ có ân sủng mới có thể làm cho họ có thể thực sự thực thi điều tốt. Họ cần Thiên Chúa và bởi vì họ nhận biết Ngài, nên họ bắt đầu từ lòng tốt lành của Thiên Chúa, trở nên tốt lành. Phong tục không bị phủ nhận, nó chỉ được giải thoát khỏi những hình thức luân lý quá nghiêm ngặt và được đặt vào trong khuôn khổ một tương quan yêu thương; như thế phong tục sẽ gặp được việc thể hiện đích thực của mình. (Đức Bê-nê-đic-tô XVI, Đức Giêsu Nadarét, Nước Thiên Chúa trang 83)
Để cho mình bị đảo lộn trước nỗi khốn quẫn của người khác: “Người Samaria, kẻ xa lạ, lại trở nên người thân cận của tôi và chỉ cho tôi cách tự mình từ bên trong, học trở nên người thân cận của mọi người, và thái độ đáp trả đã tìm thấy trong tôi. Tôi phải trở nên một người nào đó yêu thương, một người mà trái tim để cho nỗi khốn khó của người khác gây chao đảo. Như thế, tôi mới gặp được người thân cận của mình, hay đúng hơn, như thế tôi mới được họ tìm thấy…Một sự phổ quát mới xuất hiện, được xây dựng trên sự kiện là từ bên trong, tôi đã trở nên anh em của mọi người, tôi gặp gỡ và họ đang cần đến sự trợ giúp của chúng tôi” (Bê-nê-đic-tô XVI, Đức Giêsu Nadarét, sứ điệp của các dụ ngôn trang 222).
Được nuôi dưỡng bằng sự suy niệm Lời Chúa, cầu nguyện và các bí tích.
Lời Chúa là nền tảng việc mặc khải chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Để trở nên chứng nhân của lòng thương xót, chúng ta phải sốt sắng đọc và nghiên cứu Thánh kinh, bằng cách nắm bắt thánh kinh trong viễn tưởng mặc khải duy nhất Lòng thương xót của Chúa Cha. Trong ý hướng này, dụ ngôn “người con hoang đàng – hay đúng hơn là dụ ngôn người cha giàu lòng thương xót – có thể là một chìa khoá để đọc và nghiên cứu Thánh Kinh cho ngày nay. Là chứng nhân của Lòng thương xót Thiên Chúa, chỉ có thể được hiểu và được sống dưới ánh sáng cuộc đời Đức Kitô. Chính Ngài là sứ giả đầu tiên loan báo Tin mừng cho thế giới. Việc tham dự các bí tích minh chứng lòng mong muốn trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, và như thế tạo dịp để Thiên Chúa tác động chúng ta trong tình yêu của Ngài.
2. Làm chứng cho lòng thương xót
Hoạt động để mỗi người phát triển (hay tìm lại) nhân cách của mình.
Trong Năm Thánh, lòng thương xót của Thiên Chúa được giới thiệu để mọi Kitô hữu đón nhận, làm chứng và loan báo.
1. Đón nhận lòng thương xót.
Đạt được trái tim của “người được thương xót”: người đón nhận lòng thương xót hằng ngày: “là người thấy mình phát xuất từ Thiên Chúa. Họ hướng cái nhìn của mình về Thiên Chúa và như thế họ đã mở mắt ra trên chính mình. Họ biết, họ cần đến Thiên Chúa, họ cần sống sự tốt lành của Ngài mà họ không thể dùng sức mạnh mà chiếm đoạt, họ khônh thể tự cung cấp cho mình. Họ cần biết rằng, họ cần đến lòng thương xót và họ phải mô phỏng lòng thương xót của Chúa, để họ cũng trở nên kẻ có lòng thương xót, và nhờ đó họ giống Thiên Chúa. Họ sống mối tương quan này (với Thiên Chúa) nhờ ân ban này (lòng thương xót) mà họ đón nhận. Họ cũng luôn cần đến người ta ban cho họ lòng nhân hậu, sự tha thứ, nhưng từ đó họ cũng học được việc thông truyền lòng thương xót. Ân huệ họ xin trong lúc cầu nguyện sẽ không xá miễn cho họ khỏi phải giữ phong tục (hành động đối với những người khác cũng với lòng thương xót mà họ đã lãnh nhận). Chỉ có ân sủng mới có thể làm cho họ có thể thực sự thực thi điều tốt. Họ cần Thiên Chúa và bởi vì họ nhận biết Ngài, nên họ bắt đầu từ lòng tốt lành của Thiên Chúa, trở nên tốt lành. Phong tục không bị phủ nhận, nó chỉ được giải thoát khỏi những hình thức luân lý quá nghiêm ngặt và được đặt vào trong khuôn khổ một tương quan yêu thương; như thế phong tục sẽ gặp được việc thể hiện đích thực của mình. (Đức Bê-nê-đic-tô XVI, Đức Giêsu Nadarét, Nước Thiên Chúa trang 83)
Để cho mình bị đảo lộn trước nỗi khốn quẫn của người khác: “Người Samaria, kẻ xa lạ, lại trở nên người thân cận của tôi và chỉ cho tôi cách tự mình từ bên trong, học trở nên người thân cận của mọi người, và thái độ đáp trả đã tìm thấy trong tôi. Tôi phải trở nên một người nào đó yêu thương, một người mà trái tim để cho nỗi khốn khó của người khác gây chao đảo. Như thế, tôi mới gặp được người thân cận của mình, hay đúng hơn, như thế tôi mới được họ tìm thấy…Một sự phổ quát mới xuất hiện, được xây dựng trên sự kiện là từ bên trong, tôi đã trở nên anh em của mọi người, tôi gặp gỡ và họ đang cần đến sự trợ giúp của chúng tôi” (Bê-nê-đic-tô XVI, Đức Giêsu Nadarét, sứ điệp của các dụ ngôn trang 222).
Được nuôi dưỡng bằng sự suy niệm Lời Chúa, cầu nguyện và các bí tích.
Lời Chúa là nền tảng việc mặc khải chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Để trở nên chứng nhân của lòng thương xót, chúng ta phải sốt sắng đọc và nghiên cứu Thánh kinh, bằng cách nắm bắt thánh kinh trong viễn tưởng mặc khải duy nhất Lòng thương xót của Chúa Cha. Trong ý hướng này, dụ ngôn “người con hoang đàng – hay đúng hơn là dụ ngôn người cha giàu lòng thương xót – có thể là một chìa khoá để đọc và nghiên cứu Thánh Kinh cho ngày nay. Là chứng nhân của Lòng thương xót Thiên Chúa, chỉ có thể được hiểu và được sống dưới ánh sáng cuộc đời Đức Kitô. Chính Ngài là sứ giả đầu tiên loan báo Tin mừng cho thế giới. Việc tham dự các bí tích minh chứng lòng mong muốn trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, và như thế tạo dịp để Thiên Chúa tác động chúng ta trong tình yêu của Ngài.
2. Làm chứng cho lòng thương xót
Hoạt động để mỗi người phát triển (hay tìm lại) nhân cách của mình.
“Người cha của đứa con hoang đàng luôn trung thành với tình yêu… Sự trung thành này được diễn tả nhờ niềm vui, nhờ bữa tiệc rất hào phóng dành cho đứa con hoang đàng… Người cha ý thức rằng một thiện hảo nền tảng đã được cứu chuộc, đó là nhân cách của người con. Dù người con này có phung phí gia tài, nhân cách của mình, tuy nhiên vẫn được cứu độ. Hơn nữa, nhân cách này như được tìm gặp lại” (Gioan Phaolô II, DM IV trang 6).
Trong gia đình và ngoài xã hội, có một cung cách ứng xử luôn làm nổi bật điều thiện hảo và nỗ lực cổ võ nó. “Lòng thương xót được biểu lộ trong khía cạnh riêng và đích thực của nó. Khi nó đánh giá lại, cổ võ và rút ra điều thiện từ mọi hình thức sự dữ đang hiện diện trong thế giới và trong con người (Gioan - Phaolô II, DM IV trang 6).
3. Loan báo Thiên Chúa như người Cha giàu lòng thương xót
“Lòng thương xót là một nội dung nền tảng sứ điệp cứu độ của Đức Kitô…Nó không bao giờ ngừng tự biểu lộ mình, trong tâm hồn và những hành động của các tông đồ, như một minh chứng năng lực của tình yêu không để mình “bị sự dữ khuất phục” nhưng luôn “nhờ sự thiện chiến thắng sự dữ”. Dung mạo đích thực của lòng thương xót cần phải luôn được khám phá lại. Dù nhiều thành kiến, lòng thương xót vẫn xuất hiện như một điều đặc biệt cần thiết cho thời đại chúng ta” (Gioan - Phaolô II, DM IV trang 6).
Gương mẫu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ hay thương xót:
Ta không thể nói về lòng thương xót của Thiên Chúa được biểu lộ trong Đức Kitô mà lại không nhắc đến Đức Trinh Nữ Maria. Ngài là mẹ hay thương xót, được đặt tại vị trí cao nhất để hướng dẫn các tâm hồn hướng về Người Con của Mẹ và ban cho họ một trái tim đầy lòng thương xót.
Làm chứng cho lòng thương xót và loan báo lòng thương xót ấy, là giúp mỗi người đón nhận những biến cố và những cuộc gặp gỡ trong đời sống với trái tim Mẹ Maria: “Lòng thương xót của Thiên Chúa Toàn Năng trải dài từ đời nọ đến đời kia, tình yêu của Ngài từ thời đại này đến thời đại khác, dành cho những kẻ kính sợ Ngài” (Lc 1,50).
Lm. Giuse Phạm Quang Tòng
Tổng Thư ký Hội đồng Mục vụ Giáo phận