Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục Sinh | Ga 21,1-14 | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
24/04/2025
764
Chúng ta đang ở xứ Galilê, trên hồ Ti-bê-ri-a xinh đẹp. Phêrô xem như muốn trở lại nghề xưa. Các tông đồ không có vẻ gì là cuồng tín, khiến lúc nào cũng chỉ bận tâm đến việc bày đặt những chuyến đi thường, không, họ không có ý bịa ra biến cố phục sinh. Đây ta lại thấy họ hiện nguyên hình như trước: những con người chất phác, tận tụy trong những công việc chân tay tầm thường, không chút hậu ý. Tôi hình dung họ đang chuẩn bị thuyền lưới, đi đánh cá.

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH
TIN MỪNG: Ga 21,1-14

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 4,1-12

PHÊRÔ VÀ GIOAN BỊ TỐNG GIAM

Sau phép lạ chữa người què, nay các Người bị giam từ đêm đầu tiên cho đến hôm sau. Đây không phải là lần cuối. Sách công vụ các Tông đồ đầy những báo động, giam giữ tù ngục. Đàng khác, Phêrô sẽ kết thúc cuộc đời khi bị tù ổ Rôma.

Tại sao?

Các tư tế vị lãnh binh cai đền thờ và các người thuộc nhóm Sadducêô áp tới, bực tức vì các Người giảng dạy dân chúng và công bố việc Đức Giêsu từ cõi chết sống lại.

Bị tống giam vì đã rao giảng sự sống lại!

Phêrô và Gioan đã rao giảng sự sống lại qua một người què mà các ông đã chữa lành. Mầu nhiệm Chúa Kitô hiện thực hơn chúng ta quen tưởng rất nhiều. Mọi người “trỗi dậy", mọi người chế ngự sự dữ, mọi người thắng vượt một khó khăn hay một tội, họ đều qua “cái chết mà vào sự sống”.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng Mầu nhiệm Chúa, Mầu nhiệm Phục sinh của Chúa trong mọi cảnh huống cuộc sống.

HÔM NAY, tôi sẽ sống thế nào, và tôi sẽ loan truyền sự sống lại thế nào?

Họ cho điệu hai Người ra giữa mà chất vấn. Lúc bấy giờ Phêrô được đầy Thánh Thần đã nói: "Nhân vì hôm nay chúng tôi bị đem ra xét hỏi về việc thiện đã làm cho một người tàn tật..”

Tác nhân chính của “Công vụ các tông đồ” là Thánh Thần. Người ta thường quá tưởng các tông đồ như là những người phi thường. Mà không có giản dị hơn cuộc sống họ. Họ là những con người, những người để mình được tràn đầy… tràn đầy Thánh Thần.

Và “các hành vi" của họ đôi khi thật giản dị và tầm thường. “làm việc thiện cho một người tàn tật". Đây không phải một việc bình thường sao? Hẳn thật, trong trường đó, đã có một phép lạ. Nhưng "làm việc thiện, cho người tàn tật” đều vừa sức mọi người trong mức độ cân xứng.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con thực hiện những hành vi đơn giản mà Chúa đợi chờ nơi chúng con để làm chứng sự sống lại.

Xin Chư vị tất cả biết cho rằng: “Chính nhờ danh Đức Giêsu Kitô Nazareth, Chúa chúng tôi. Người mà chư vị đã đóng đinh, và Thiên Chúa dã cho Người từ cõi chết sống lại, chính nhờ danh Người mà anh này được lành mạnh. như chư vi thấy đấy”.

Biểu thức đức tin của ông còn rất đơn sơ vào thời đó, và ông kiên quyết lập lại: Tôi tin kính Chúa Kitô bị đóng đinh, đã sống lại hôm nay sống động trong thế giới.

“Đức Giêsu Nazareth, Chúa chúng tôi" trong một công thức tập họp và chính xác là trọn đức tin của ông vào Đức Kitô "Thiên Chúa thật" (Chúa) và Người thật (Nadarét). Các cuộc tranh luận và tìm tòi thần học chưa tới mức. Đây là đức tin đang ở bước đầu nẩy nở.

Chính Người là viên đá đã bị chư vị là thợ xây loại ra, đã trở thành viên đá Góc tường, và ơn cứu độ không gặp được ở nơi một ai khác.

Con người không thể giải quyết các vấn đề cốt yếu nhất của mình: thiếu ăn, phát triển, ung thư, chiến tranh, cái chết, hay giản dị hơn, sự thường nghĩ và hiểu biết lẫn nhau... Sự cứu rỗi chỉ tìm gặp được nơi Đức Giêsu Kitô. Nếu con người chịu sống theo “Chúa Giêsu Kitô ", hẳn là hiểu vấn đề lớn lao sẽ diễn tiến tốt đẹp hơn. Lạy Chúa Giêsu Đấng cứu chuộc, xin cứu chúng con.

BÀI TIN MỪNG: Ga 21,1-14

Ông Simon Phêrô nói với ông Tôma, ông Nathanael, các người con ông Dê-bê-đê và hai môn đệ khác: “tôi đi đánh cá đây”. Họ đáp: “chúng tôi cùng đi với anh”.

Chúng ta đang ở xứ Galilê, trên hồ Ti-bê-ri-a xinh đẹp. Phêrô xem như muốn trở lại nghề xưa. Các tông đồ không có vẻ gì là cuồng tín, khiến lúc nào cũng chỉ bận tâm đến việc bày đặt những chuyến đi thường, không, họ không có ý bịa ra biến cố phục sinh. Đây ta lại thấy họ hiện nguyên hình như trước: những con người chất phác, tận tụy trong những công việc chân tay tầm thường, không chút hậu ý. Tôi hình dung họ đang chuẩn bị thuyền lưới, đi đánh cá.

Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy: “Họ không bắt được gì cả".

Không có gì, không bắt được con cá nào cả. Thất bại. Bề ngoài, thật là uổng công.

Ngày nào đó, mọi người sẽ gặp lại sự kiện trên: ta có làm một việc gì đó… nhưng không kết quả gì cả. Tôi nghĩ tới kinh nghiệm bản thân, những thất bại của mình. Lạy Chúa, con không dưng lại ở đó với thái độ bực dọc, nhưng để dâng cho Chúa tất cả. Con tin rằng Chúa biết rõ mọi thất vọng của con..như Chúa đã nhìn thấy các tông đồ vất vả suốt đêm trên biển hồ, như Chúa đã trở về “tay không”.

Khi trời đã sáng, Đức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giêsu.

Lát nữa, họ sẽ khám phá ra sự hiện diện của Người ở giữa các công việc nghề nghiệp hàng ngày của họ. Nhưng chính lúc này đây, Chúa đã hiện diện ở đó... mà họ không biết Chúa.

Người nói với họ: “Này các chú, không có gì ăn ư".

Một thái độ thân mật khiến các ông bối rối. Một lần nữa, Đức Giêsu lại khởi xướng...Người quan tâm tới vấn đề cụ thể trước mặt của những ngư phủ này.

Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, anh em sẽ bắt được cá.

Tôi lắng nghe tiếng kêu gọi trên, từ bờ biển phát ra, vang vọng tới những con người đang ở trên thuyền.

con thử chiêm ngắm Chúa, đang đứng trên bờ nước. Chúa đang nhìn họ bước tới. Từ trong cõi lòng, Chúa chia sẻ nỗi vất vả của họ mà không được gì. Chúa là Đấng cứu độ Chúa không chấp nhận sự dữ.

Họ thả lưới xuống, nhưng không kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá.

Cũng như rất nhiều lần khác. Chúa đòi hỏi một cử chỉ của con người, một sự dự phần. Thông thường, Chúa không thấy thế chúng con. Chúa muốn sự cố gắng từ đó của chúng con. Nhưng Chúa hoàn tất cử chỉ chúng con khởi sự, để làm cho nó hữu hiệu hơn.

Người môn đệ được Đức Giêsu thương mến, nói với ông Phêrô: “Chúa đó!”.

Thật là một thái độ kiên nhẫn: Chúa ở đó, mà người ta không nhận ra Chúa. Họ chỉ nhận ra Chúa nhờ một “dấu lạ”: một mẻ lưới kỳ lạ, một dấu chỉ là Chúa đã thể hiện trước cho họ, một dấu chỉ cần phải giải thích chỗ đúng ý nghĩa của nó, một dấu chỉ là “kẻ yêu mến " đã hiểu trước nhất. Khi ta yêu nhau, chỉ cần nói nửa lời ta cũng đoán nhận ra nhau.

Đức Giêsu nói: "anh em đến mà ăn!" Đức Giêsu tiến lại gần, lấy bánh trao cho họ, và cá, Người "cũng làm như vậy”.

Đây là một “dấu chỉ " khác dấu chỉ huyền diệu của “bánh được trao ban"... của bữa chung mà Đức Giêsu chủ động và phục vụ...

Từ nay, đối với họ, cuộc sống thường ngày mang một chiều kích mới. Chẳng trách nhiệm nghề nghiệp. Ăn uống. Gặp gỡ tha nhân. Đức Giêsu vẫn “ẩn giấu" ở đó. Con có biết nhận ra Chúa ở đó không?

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa Giêsu hiện ra ở Biển Hồ Ti-bê-ri-a

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Chúa Giêsu hiện ra giữa lúc các Tông Đồ đang chài lưới. Sự hiện diện của Chúa sau Phục Sinh không còn lệ thuộc vào không gian và thời gian nữa. Vì thế, Người có thể đến với hết mọi người trong mọi hoàn cảnh. Qua sự kiện này, chúng ta tin tường và trông cậy vào Chúa trong mọi nơi, mọi lúc và mọi việc chúng ta làm. Đây là chân lý giúp chúng ta có thể thực hiện việc Chúa dạy: “Phải cầu nguyện luôn, đừng nhàm chán” (Lc 18,1)

2. Các Tông Đồ trở về Galilê theo như lời Chúa hẹn (Mt 28,10), đồng thời cũng là để có thời gian lấy lại tinh thần. Vì thế, khi được Chúa Giêsu hiện ra ở bờ hồ Ti-bê-ri-a, các ông không còn hoảng sợ và bối rối như hai lần trước nữa (Ga 20,19-29). Đức tin giúp chúng ta được bình an và sáng suốt để nhận biết Chúa trong các biến cố, sự kiện và dấu chỉ mà Chúa gửi đến cho ta.

3. Các Tông Đồ vất vả suốt đêm mà không bắt được con cá nào. Nhưng Chúa Giêsu can thiệp, đã xảy ra mẻ cá kỳ lạ “lưới đầy những cá…” Chúa có thể ban ơn, giúp sức và can thiệp cho các công việc của chúng ta, không phải để chúng ta hưởng thụ, nhưng là dấu chỉ của quyền năng Chúa, để chúng ta tin tưởng và gắn bó với Chúa.

4. Phép lạ mẻ cá kỳ lạ (Lc 5,6) xảy ra khi Đức Giêsu chuẩn bị chọn các Tông Đồ, và mẻ cá kỳ lạ (Ga 21,1-8) xảy ra khi Chúa phục sinh để củng cố niềm tin và trao sứ mệnh rao giảng cho các ngài: ngoài ý nghĩa Chúa chúa can thiệp vào công việc của các ông, còn mang ý nghĩa vâng phục: Các môn đệ cứ theo lời Chúa Giêsu mà thả lưới; kết quả vượt quá điều các ông mong ước: Điều này đòi hỏi người tông đồ khi làm bất cứ việc gì thì tiên vàn hãy tìm ý Chúa để thực thi.

5. Việc Chúa nói với các Tông Đồ đêm thêm cá mới bắt bược, góp phần vào bữa ăn mà Chúa đã dọn sẵn, nói lên rằng: Các công việc Chúa làm trong chương trình phục vụ ơn cứu độ nhân loại, Người muốn cho con người cộng tác phần của mình vào công việc của Chúa. Điều này nhắc chúng ta, người tông đồ của Chúa ý thức về vinh dự và phẩm giá của mình, được cộng tác với Chúa trong việc cứu rỗi nhân loại.

6. Việc Chúa Giêsu cầm lấy bánh trao cho các môn đệ, và cá, Người cũng làm như vậy, có ý nhắc đến phép Thánh Thể và nhắc chúng ta rằng: Chúa hiện diện trong Thánh Thể, để ở giữa chúng ta và nuôi dưỡng chúng ta.

7. Việc Chúa dọn bữa ăn cho các Tông Đồ, cho ta thấy, Người yêu thương và chăm sóc các Tông Đồ cách tận tình. Các tông đồ vất vả suốt đêm, sáng ra vừa mệt, vừa đói, chúa chăm sóc bằng một bữa ăn ngon lành, gồm cá và bánh. Là người tông đồ, chúng ta cũng được Chúa chăm sóc qua sự giúp đỡ của tha nhân về tinh thần cũng như vật chất trong cuộc sống hằng ngày.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT