Header

Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần VII Phục Sinh (Ga 17,11b-19) | Giáo Phận Phú Cường

avatarby Quốc Khánh
14/05/2024
294
Tôi dùng thời giờ để chiêm ngưỡng mầu nhiệm tình yêu hiệp nhất ba ngôi Thiên Chúa này. Tôi thử áp dụng nó cho Giáo Hội NGÀY NAY. Các linh-mục có trách nhiệm về điều đó. Phần tôi, ở đâu tôi cũng phải xây dựng điều đó: Một sự hiệp thông, một nhóm người hiệp nhất sẽ là phản ánh của Thiên Chúa” trên trần gian. Lạy Chúa, chúng con còn quá xa vời thực tại này! Xin thứ tha cho bao điều đã làm biến dạng hình ảnh Chúa…
Noel Quesson

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
Thứ Tư Tuần VII Phục Sinh
TIN MỪNG: Ga 17,11b-19

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Cv 20,28-38

Hôm nay, chúng ta tiếp tục diễn từ vĩnh biệt các "kỳ lão” Êphêsô.

Hãy nhớ là từ ngữ “kỳ lão" dịch từ tiếng Hy Lạp “TCpegVTerOS”, sau này thành từ ngữ "linh mục”. Ngoài những tranh luận lý thuyết về vấn đề nguồn gốc, chức linh mục, chúng ta nhận thức rằng Phaolô đưa ra những mệnh lệnh sau cùng của Người cho các thủ lãnh cộng đoàn.

Các ông hãy thận trọng và săn sóc đoàn chiên.

Các linh mục phục vụ cộng đoàn, nhưng họ cũng phải chú ý tới cách sống của mình, mà từ đó là một trách nhiệm, một chứng tích hay một phần chung. Lạy Chúa, con cầu xin Chúa cho những người Chúa đã chọn cho trách vụ và cách sống này.

1. Đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt các ông làm giám quản.

Tác vụ mục tử không chỉ là một sự lưu xuất từ cộng đoàn. Nó không do một sự đại diện cho quyền lực của nhóm mà thôi: Đây là một vai trò được Thiên Chúa ủy thác, nhận được từ Thiên Chúa. Đây không phải là vai trò người ta tự mình chiếm lấy, cũng không nhận được từ tay loài người...nhưng người ta lãnh nhận bởi Thánh Thần.

Trách nhiệm nhiệm mầu. Cầu nguyện cho những ai đã lãnh nhận.

2. Để dẫn dắt Giáo Hội Chúa...

Ở đây, Thiên Chúa là Cha, có Ba Ngôi được gọi lên để định nghĩa tác vụ. “Cộng đoàn" mà các kỳ lão lãnh trách nhiệm, còn ở trên trần gian, là phản ảnh của một cộng đoàn khác. Ba Ngôi Thiên Chúa vừa phân biệt lại vừa liên kết mật thiết là mẫu mực của Giáo Hội.

Mỗi gia đình muốn là Kitô giáo, mọi cuộc tập hợp gọi là Kitô giáo, mọi cộng đoàn, mọi nhóm linh mục, giáo hữu, tu sĩ phải thường chiêm ngưỡng khuôn mẫu của Ba ngôi…chỉ làm một.

3. Đã được Người cứu chuộc bằng máu.

Và đây, nhắc đến Ngôi Hai trong Ba Ngôi. Ta ghi nhận rằng Phaolô không lo đặt các Ngài theo thứ tự cổ diện: trước hết là Chúa Cha, rồi Chúa Con, sau cùng là Chúa Thánh Thần. Sự suy tư lâu dài của các nhà thần học, sức nặng của các thư viện nghiên cứu theo lý trí về Ba Ngôi suốt lịch sử, chưa đè nặng trên sự bột phát của Đức Tin mà chúng ta gặp được ở đây.

Phải, câu văn Ba Ngôi này định nghĩa tác vụ của các kỳ lão, cũng là một định nghĩa của Giáo Hội. Công đồng đã lấy lại định nghĩa này khi quả quyết "Giáo Hội là một dân hiệp nhất do chính sự hiệp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”.

Tôi dùng thời giờ để chiêm ngưỡng mầu nhiệm tình yêu hiệp nhất ba ngôi Thiên Chúa này. Tôi thử áp dụng nó cho Giáo Hội NGÀY NAY. Các linh-mục có trách nhiệm về điều đó. Phần tôi, ở đâu tôi cũng phải xây dựng điều đó: Một sự hiệp thông, một nhóm người hiệp nhất sẽ là phản ánh của Thiên Chúa” trên trần gian. Lạy Chúa, chúng con còn quá xa vời thực tại này! Xin thứ tha cho bao điều đã làm biến dạng hình ảnh Chúa…

Hãy thận trọng, sẽ có những sói dữ đột nhập giữa các ông.

Là “mục tử” của đoàn chiên, là phải chiến đấu chống lại các sức mạnh thù nghịch. Giáo Hội gồm có các tội nhân. Giáo Hội từ nội bộ, luôn có nguy cơ bị phân rẽ, không có thể giữ vai trò hiệp thông của mình nữa.

Chúa Giêsu đã phán: Cho thì có phúc hơn là nhận.

Một lời của Chúa Giêsu được Phaolô trích dẫn mà không được thấy trong các Tin Mừng. Lời sau cùng của Phaolô nói với các kỳ lão mà ngài từ biệt.

BÀI TIN MỪNG: Ga 17,11-19

Lạy Chúa chí thánh, xin gìn giữ' các môn đệ trong danh thánh mà Cha đã ban cho con...khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh thánh mà Cha đã ban cho con... Con đã canh giữ họ khỏi tay ác thần...

“Gìn giữ "... đó là động từ thứ ba trong lời cầu nguyện

của Đức Giêsu, được nhắc lại 3 lần.

"Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian…Khi con ở với họ, con đã gìn giữ họ…”

Tình trạng của các tín hữu thật là nghịch lý: họ được Đức Giêsu mời gọi theo Người thế mà Người lại bỏ đi. Đức Giêsu ý thức tình trạng thật khó khăn, mà Người gây ra cho các tông đồ, khi Người từ biệt họ.

Họ không thuộc về thế gian. Như Cha đã sai con đến thế gian.... thì con cũng sai họ đến thế gian…

Ở đây Đức Giêsu lại dạy đưa các bạn hữu Người vào tình trạng càng nghịch lý hơn: ở trong thế gian, mà không thuộc về thế gian.

Một giải pháp cho tình trạng căng thẳng này, để bảo tồn họ, để gìn giữ họ…có lẽ nên cất họ khỏi thế gian. Nhưng không…

Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi tay ác thần.

Tín hữu không phải là con người sống tách biệt. Nhưng cả vì án tử, trong một mức độ nào đó, cũng không thể sống hoàn toàn cách biệt, “thoát rời thế gian" được: ơn gọi đặc biệt, cần thiết của ông cần phải thâm nhập trong thế gian, để đảm nhận vai trò ngôn sứ tại đó.

Như thế lời của Đức Giêsu lại càng phải được áp dụng cho người giáo dân, các linh mục, các giám mục: “Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian…”

Công đồng Vatican II đã lập lại và tăng cường giá trị cho giáo thuyết trên: (P.C.3) (A.A.2) Đối với các linh mục “được tuyển chọn ngay giữa Dân Chúa, nhưng không phải để tách biệt họ khỏi dân này hay bất cứ một người nào. Các linh mục không thể là thừa tác viên của Đức Kitô, nếu họ không trở nên chứng nhân và là người ban phá một sự sống khác với sự sống thế trần, thế nhưng họ càng không thể phục vụ nhân loại, nếu lại sống xa cuộc sống và những hoàn cảnh của nhân loại.

Đối với người giáo dân. Vì bản chất riêng biệt của người giáo dân là sống giữa đời và làm việc đời, nên chính họ được Thiên Chúa mời gọi, để một khi tràn đầy tinh thần Kitô giáo, họ làm việc tông đồ giữa thế gian như men trong bột".

Cung cách hiện diện của tôi với thế gian, môi trường dấn thân hoạt động của tôi, như thế nào?

Họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy chân lý mà thánh hóa họ. Lời Cha là chân lý. Như Cha đã sai con đến thế gian thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con để nhờ chân lý, họ cũng được thánh hiến.

“Thánh hiến" (hay còn gọi là "thánh hóa" theo một cách dịch gần hơn với tiếng Hy Lạp). Đó là động từ thứ tư trong lời nguyện của Đức Giêsu, được nhắc lại ba lần, ở đây.

Chính mình Thiên Chúa là "thánh", nhưng Người thông truyền một phần thánh thiện nào đó của Người cho các tín hữu, Kitô hữu, "được sai đến trần gian" được sai tới đó để sống sự thánh thiện của Thiên Chúa... như Đức Giêsu đã được Chúa Cha sai đến để thánh hóa trần gian. Kitô hữu trước hết là “một con người”, như tất cả những người khác.. nhưng còn là "một kẻ được thánh hiến ": Theo lời Đức Giêsu, đó là "chân lý " mà Người để thể hiện trong họ.

Than ôi, biết bao Kitô hữu ít ý thức về phẩm giá đặc biệt trên! Cả tôi nữa, tôi có ý thức mình được. hiệp thông với Thiên Chúa chí thánh không? điều đó có biến đổi gì trong đời sống của tôi? ước muốn hoàn thiện nào, nỗi đói khát tuyệt đối nào đang hiện diện trong tôi? tôi có để cho Thiên Chúa hoạt đông trong tôi không? Tôi đã tìm kiếm chân, thiện, mỹ thế nào?

Lạy Chúa, xin thương xót chúng con. Và tiếp tục cầu nguyện để chúng con được thánh hiến thực sự.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa Giêsu cầu cho các môn đệ

HOÀN CẢNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại lời Chúa cầu nguyện cho các môn đệ

Ý CHÍNH:

Trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu cho các môn đệ, chúng ta thấy có ba ý tưởng chính:

1/ Gìn giữ các môn đệ trong đức tin (11b-13)

2/ Che chở các ông khỏi thế gian hư đốn (14-16)

3/ Tác thánh các ông theo sự thật (17-19)

Thánh hiến các môn đệ qua bí tích Truyền Chức.

TÌM HIỂU:

11b-13 “ Lạy Cha chí thánh …”

- Khi xưng hô Chúa Cha là “Chí thánh”, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh khía cạnh tiêu cực là tách rời với những gì phàm tục, và khía cạnh tích cực là đề cao tính siêu việc của Thiên Chúa.

- “Xin gìn giữ các môn đệ trong Danh Cha…”

+ “Gìn giữ” ở đây không có nghĩa là phòng vệ, phòng ngừa, nhưng là củng cố bằng thử thách. Việc gìn giữ này có ý nghĩa là giữ vững các môn đệ torng thử thách.

+”Trong danh Cha”: Chính trong Danh Thiên Chúa mà các môn đệ được gìn giữ. Ở đây muốn nói đến sức mạnh của Chúa Thánh Thần: “Đấng bầu chữa khác sẽ ở với và ở trong các môn đệ luôn mãi”.(Ga 14,16-17).

14-16 “Con đã truyền lại cho họ lời của Cha…”

Qua những câu này, Chúa Giẹsu hướng về các thù địch mà các môn đệ phải đối đầu trong thế gian:

Các môn đệ bậy giờ đã nhận thức được: “Lời của Thiên Chúa” từ Chúa Giêsu, chứ không phải có những “lời của Thế gian” (15,18-20). Điều này có nghĩa họ không còn thuộc về thế gian nữa, nhưng họ vẫn ở trong thế gian. Vì thế Chúa Giêsu phải cầu xin cho họ khỏi mọi sự dữ. Ý tưởng này lập lại trong kinh Lạy cha: Xin cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ “(Mt 6,13).

17-18 “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ…”

Thánh hiến có hai nghĩa:

- Tách khỏi lãnh vực trần tục dể đem vào thế giới thần linh của Thiên Chúa: bí tích rửa tội.

- Tách riêng ra để trao phó một sứ mạng, ban cho người ấy những đức tính và quyền năng cần thiết để thi hành sứ mạng đó:Thánh hiến qua bí tích truyền chức.

Ở đây, thánh hiến được bao hàm cả hai ý nghĩa trên vì các môn đệ vừa là Kitô hữu, vừa là Tông đồ của Chúa.

Đức Giêsu là sự thật, vì Người là Lời của Thiên Chúa, Người đem Lời của Thiên Chúa đến cho các môn đệ. Khi lãnh nhận sự thật, Lời của Thiên Chúa, các môn đệ thuộc về Đức Giêsu, do đó họ thuộc về Thiên Chúa, và học cũng lãnh sứ mạng và được sai đến thế gian.

19 “Con xin thánh hiến chính mình Con”

Đức Giêsu thánh hiến chính mình qua vai trò tư tế, Người tự dâng hiến chính mình làm lễ vật trong hy lễ để cứu những kẻ Thiên Chúa đã trao cho Người.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Chúa GiêSu thấy trước mặt người một nhóm nhỏ những người sẽ là khởi điểm của Hội thánh. Người cầu xin cho mỗi một người trong nhóm. Người cầu nguyện cho họ với tư cách họ là đoàn thể (Tông đồ đoàn), Người cầu nguyện cho sứ mạng của họ.

Noi gương Chúa, chúng ta cần hiệp thông với Hội Thánh, cầu nguyện cho mỗi phần tử trong Hội Thánh và cầu nguyện cho từng công việc đang được thực hiện torng Hội Thánh.

2. “Lạy Cha chí thánh”:

Đối với người Do thái, chữa “Thánh” phải được dành riêng cho Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối, Đấng tách biệt với phàm tục, Đấng thống trị thế giới.

Khi gọi Đấng Thánh là Cha, Chúa Giêsu muốn mạc khải: Giữa Thiên Chúa và Nguời có một tương quan đôc nhất, tương quan Cha Con:”Người chính là Thiên Chúa trong tương quan làm con”.

Qua bí tích rửa tội, Chúa chúng ta được làm con Thiên Chúa và gọi Thiên Chúa là Cha. Khi đọc kinh Lạy Cha chúng ta có ý thức để cảm nghiệm được diễm phúc trong tương qua với Thiên Chúa là Cha của mình không?

3. “Con đã truyền lại cho họ lời của Cha và thế gian đã ghét họ”:

Qua lời này, Chúa Giêsu muốn nhắc nhở chúng ta: vì nghe và thực hành lời Chúa dạy nên chúng ta bị thế gian ghét bỏ. Sự ghét bỏ này của Thế gian, nhiều khi không phải lỗi của chúng ta gây ra, nhưng vì bóng tối sợ ánh sáng vì:

+ Sự độc ác của thế gian tương phản sự tốt lành.

+ Hiềm ghét tương phản tình thương.

+ Bất công tương phản sự công bằng…

4. “Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian”:

Lời cầu này thức tỉnh chúng ta không được có thái độ tiêu cực, chạy trốn hay buông xuôi trước những thử thách hay bách hại nhưng cần phải nương tựa vào Chúa bằng lòng tin, cậy vàmến để làm chứng cho Chúa, Để được như vậy: Ch1ng ta luôn luôn kêu cầu với Chúa::”Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi dự dữ.”

5. “Họ không thuộc về thế gian”:

Qua bí tích rủa tội, chúng ta đã mặc lấy con người mới, con người thuộc về Thiên Chúa và được gọi Thiên Chúa là Cha. Vì thế để bảo vệ diễm phúc này chúng ta phải gột bỏ mọi thói đời, cùng với những thói hư tất xấu để thực sự thuộc về Thiên Chúa Cha và làm chứng nhân cho Người.

6. ”Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ”:

Chúa đã dùng lời Chúa để thanh tẩy, hướng dẫn và soi sáng chúng ta để chúng ta được tách khỏi thế gian và được thuộc về Thiên Chúa:

+ Chúng ta được thánh hiến qua bí tích Rửa tội để được làm con Thiên Chúa. Chúng ta cần xác định để đứng chạy theo Thế gian, xác thịt và ma quỉ.

+ Chúng ta được thánh hiến qua lời tuyên khấn sống theo những lời khuyên Tin mừng, nhất là qua bí tích Truyền chức: Chúng ta cần xác định để tạo cho mình có một đời sống phù hợp với ơn gọi của mình.

7. “Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian”:

Câu này xác định vai trò tông đồ truyền giáo của mỗi người chúng ta: Sống giữa môi trường, phải là ánh sáng, phải là men, là muối cho đời.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

CHIA SẺ BÀI VIẾT