TIẾNG KÊU CỦA SA MẠC - #03 Chương 03 - Nước Trời ẩn giấu

Tác phẩm: Nước Trời Ẩn Giấu
Tác giả: Eloi Leclerc -Ofm
Chuyển ngữ: Nt.Trần Thị Quỳnh Giao-Fmm
#Chương 03 Tiếng Kêu Của Sa Mạc
Khi dấn sâu vào sa mạc để cầu nguyện và ăn chay, Giêsu đặt bước chân của mình trong bước chân của cha ông vĩ đại của Israen: Abraham và Moisen. Giêsu thấy lại quá trình lang thang của dân tộc mình, đi tìm Đất Hứa. Người trở về lại với nguồn cội của sự mạc khải của Thiên Chúa độc nhất. Renan đã nói: “Sa mạc thì độc thần”. Nó không hẳn như vậy đâu. Người Israen ở đó đã thờ bò vàng mà chính họ đã làm nên với những vật liệu quý báu mang từ Ai Cập. Sa mạc vẫn luôn là một nơi thử thách và cám dỗ, trước khi là nơi để thờ phượng Đấng Độc nhất, là nơi đói khát. Sa mạc cũng là nơi, tất cả là ảo giác, là nơi xác thịt nhất cũng như thiêng liêng nhất. Mọi ước mơ và kỳ vọng của con người được gia tăng gia nơi đó. Tiếng nói của sa mạc: “Nếu Ngươi thờ phượng ta, ta sẽ ban cho ngươi mọi ngai vàng của Trái đất cùng với quyền lực và sự giàu có của nó”.Một người, khi vào sa mạc,mà con tim chứa đầy những di hài của Ai Cập,với đầy những ước mơ thầm kín, thì người đó sớm hay muộn, chỉ sẽ phượng thờ bò vàng, sự giàu sang hay quyền lực. Song Người đến với sa mạc với con tim nghèo nàn, nơi đó sẽ nghe được thì thầm tên của Đấng Độc nhất như Moisen đã nghe: “Ta Là” (Xh 3, 14). Những từ đơn giản đó “Ta Là” đối với Người là cả một âm vang vô tận; nó quét sạch mọi thần tượng, đẩy chúng vào sự vô nghĩa như một luồng gió mạnh quét sạch cát. Những từ đó nói lên những thực tại tuyệt đối, cốt lõi và vô tận. Trong việc thờ phượng, con người ý thức được tầm mức của Thực Tại không giới hạn này; con người sẵn sàng lắng nghe Lời không bao giờ cạn, trong đó Thiên Chúa tự nói về mình. Như Moisen đứng trước bụi gai. Như Êlia lắng nghe với đôi tai của mình khi Giavê ngang qua trong làn gió nhẹ . “Ta Là” là những từ trống vắng mọi yếu tố tưởng tượng hư ảo, trần truồng như sa mạc, đặt để con người trước sự hiện diện của Đấng Độc nhất.
Giêsu cũng vậy, Người đã nghe được Lời nói đó, và toàn thân Người rung động và thờ lạy. “Ta Là” Lời đó đã thốt ra; Lời đó nói: “Con là Con yêu dấu của Ta”. Giọng nói nghe được của ngày nhận phép rửa, trở lại với Người; giọng đó không hề phai nhòa,luôn vang dậy trong con tim của Người. Giọng đó hát lên như một dòng suối nước hằng sống trong sa mạc. “Ta Là”, “Con là”, hai lời nói đó làm thành một giao hưởng; nó diễn tả cùng một mầu nhiệm thân mật và cuối cùng nảy sinh một “TIẾNG BẠN” trong bầu khí của một “CHÚNG TA”.
Trong khi Giêsu lắng nghe bài ca làm Người cảm thấy một niềm vui thần linh, thì một giọng nói khác dường như ngạo nghễ, giọng lúc ban đầu. Đó là giọng nói của kẻ Quyến rũ: “nếu ngươi là Con Thiên Chúa, hãy lệnh cho những hòn đá này trở thành bánh” (Mt 4, 3). Những ai đã có kinh nghiệm về sự đói khát thì hiểu rằng từ “bánh” khơi dậy bao nhiêu ước mơ. Và Giêsu sau 40 ngày chay tịnh, cảm thấy đói. Người cảm thấy đói như bao người khác trên Trái đất này. Và giọng nói dường như nhấn mạnh để bóng gió nói rằng: “ngươi hãy dùng quyền năng của ngươi cho chính bản thân ngươi và cho bao ngàn người khác cùng với ngươi. Cho tất cả những người đói khát trên Trái đất này. Ngươi hãy là vị ân nhân và cứu tinh của chúng. Ngươi chỉ cần một lời nói và sa mạc sẽ nở hoa. Đó không phải là những gì mà các Ngôn Sứ đã loan báo chăng? Đó phải chăng là Nước Chúa trên Trái đất này? Và một cách tinh tế, giọng nói này liền khơi dậy trong con người sự thèm khát quyền năng dưới màu sắc của việc từ thiện. Đó chính là giọng nói của cùng một giọng đã nói trong vườn Eđen. Trao ban bánh cho kẻ đói khát, giải quyết vấn đề đói khát trong thế gian! Chúng ta có thể tưởng tượng một công việc quan trọng hơn, cấp bách hơn và cao cả hơn chăng? Một công việc nói cách khác thần thiên hơn? Tránh né công việc đó khi chúng ta có được sức mạnh sáng tạo, đó phải chăng là một lỗi lầm không thể thứ tha, một tội ác chống lại nhân loại chăng? Giêsu không thể nào vô tâm với lời mời gọi này. Một ngày kia, động lòng thương xót, Người sẽ nhân bánh lên để làm cho quần chúng đói khát được no nê. Và quần chúng đã muốn tôn Người lên làm vua. Một vị vua theo tầm thức của nhu cầu vật chất của họ. Một đấng Meshia như thợ thủ công về phép lạ kinh tế. Giọng nói của kẻ quyến rủ đã thúc giục Người trong chiều hướng này.
Song giọng nói này không xuất từ thâm tâm của bản thể của Người. Giọng nói này đối với Ngài xa lạ và từ bên ngoài, một giọng nói khác vang dậy trong Người và giọng nói này cho Người thấy được tương lai của con người vượt trên mọi thành công kinh tế và vật chất. Còn hơn bánh và áo mặc, con người có nhu cầu được chú ý quan tâm, điều mà họ tìm trên hết, đơn giản để tiếp tục tin tưởng vào nhân sinh và nhân loại, đó là một cái nhìn nói lên lòng tôn kính, ân cần quan tâm với một lòng triều mến vô tận. Song ai sẽ là người nói cách đó? “Con người không chỉ sống bằng cơm bánh, song bằng tất cả mọi lời nói xuất từ môi miệng Thiên Chúa”: không có gì có thể diễn tả tốt hơn kinh nghiệm sâu xa của Giêsu trong sa mạc bằng câu trích này của Kinh Thánh mà tác giả Phúc Âm Máthêu đặt để trên môi miệng Người. Vượt lên trên sự đói khát dày vò Người, Giêsu tự nuôi dưỡng mình và sống bằng Lời đượm đầy lòng triều mến vô tận, lòng triều mến mà chính Người đã nghe được lúc chịu phép rửa. Chính qua Lời đó mà Người tập rút tỉa mọi sức mạnh của mình từ đó. Cũng như ngôn sứ Giêrêmia, Giêsu đã có thể nói: “Khi con tìm gặp Lời của Ngài, Lạy Chúa, Con nuốt trủng và Lời đó là niềm vui thú của lòng con bởi vì danh của Ngài được cầu xin, lạy Chúa Tể toàn vũ trụ” (Gr 15, 16).
Trong các tường thuật Phúc Âm về Cám Dỗ, thật khó khăn để cho thấy điểm xuất phát giữa kinh nghiệm sống và loại văn chương. Có phải vì thế mà phải rút gọn các tường thuật này thành những dàn cảnh thô sơ với mục đích là để minh họa ý nghĩa của sứ vụ của Giêsu? Tôi nghĩ rằng những tường thuật đó cũng kể lại cho chúng ta một biến cố, một kinh nghiệm sống dựa trên một chọn lựa về giá trị. Dĩ nhiên, kinh nghiệm này cho ta thấy ở đây cách diễn đạt biểu tượng với một kịch bản nhắm gợi lên ý nghĩa sâu xa của biến cố hơn là diễn đạt phương thức. Trong giọng nói của kẻ Quyến rũ, chúng ta dễ dàng nhận thấy đó chính là lý tưởng thời Mêshia cận đại: một lý tưởng qua đó Nước Chúa phải đến, phải được trùng hợp với việc trở lại vương quyền tối cao của quê hương Do Thái cùng với sự thịnh vượng kinh tế. Giêsu khướt từ lý tưởng này. Không phải vì Người không quan tâm đến đời sống của dân chúng nhưng Người sẽ không dùng đặc tính làm Con của Thiên Chúa cho những mục đích chính trị hoặc kinh tế. Lại càng không chấp nhận với chủ đích tìm danh vọng riêng tư. Người sẽ không tìm giàu sang, danh vọng cũng như quyền lực. Sứ vụ của Người khác, triệt để khác. Sứ vụ của Người được ghi dấu bởi kinh nghiệm sâu xa của Người nhờ cảm xúc độc nhất làm nảy sinh trong Người, Lời phán ra trong khi chịu phép thánh tẩy, nói cách khác nhờ tương giao đặc thù của Người với Cha.
Sứ vụ của Giêsu là mạc khải cho con người sự gần gũi mới mẻ của Thiên Chúa, loan báo rằng Thiên Chúa qua con của Ngài đã đến gần họ. Một sứ vụ như vậy không dẫn đưa đến quyền lực; nó không đặt để Thiên Chúa phục vụ cho tham vọng của con người; song, nó đem tham vọng của con người lên tầm cao của Thiên Chúa.
Sự chọn lựa của Giêsu rõ ràng. Một chọn lựa không hề loanh quanh và không thay đổi, giờ đây Người vội vã hướng về con người. Bị cám dỗ ở sa mạc, Người không hề cảm thấy sự cám dỗ của sa mạc, Người sẽ không như Gioan, một anh hùng của sự cô tịch. Dĩ nhiên Người sẽ mãi ưa thích rút lui trong những nơi hoang vắng để cầu nguyện. Để một lần nữa nghe lại giọng nói của Cha và tự tìm thấy mình trong bản thể sâu sắc của Người. Song giọng nói sẽ mãi thúc giục Người hướng về dân chúng. Người sẽ đi về phía họ, Người không chờ họ đến với Người. Và khi đi đến với con người, khi hòa mình giữa họ, Người sẽ là dấu chỉ sống động của hành vi của Thiên Chúa và của việc Người đến với họ.
Xem thêm các phần khác:
- Nước trời ẩn giấu: https://tinyurl.com/2p8ftej9
- Mỗi ngày một câu chuyện: https://tinyurl.com/jdf9hhdr
- Đạo yêu thương: https://tinyurl.com/2khhj55n
- Hạnh phúc trong tầm tay: https://tinyurl.com/w23fwpk8
- Để gió cuốn đi: https://tinyurl.com/9rezvabv
- Giải đáp thắc mắc Phụng vụ: https://tinyurl.com/nbupr9dm
- Những người lữ hành trên đường hy vọng: https://tinyurl.com/6ffj2wyp
- Viết cho em: https://tinyurl.com/ycam6yyt
- Nói với chính mình: https://tinyurl.com/tfvd4w7j
Sống Đạo - sách nói Công giáo giới thiệu đến Quý độc giả Audio sách hay “Nước Trời ẩn giấu” của tác giả Eloi Leclerc -Ofm - Chuyển ngữ: Nt.Trần Thị Quỳnh Giao-Fmm. Audio book “Nước Trời ẩn giấu” của tác giả Eloi Leclerc -Ofm, được Kênh Podcast Sách nói Công giáo của truyền thông Giáo phận Phú Cường truyền tải dưới hình thức audio và video. Những Audio book Sách hay này sẽ giúp Quý độc giả tiếp cận gần hơn và dễ hơn với những Audio sách hay: Văn kiện Hội Thánh, Kinh Thánh, Giáo Lý, Giáo luật, Sách đạo đức, sách làm người, Lời hay ý đẹp .....
Website Sách hay: https://www.sachnoiconggiao.com
Facebook: https://www.facebook.com/truyenthongphucuong/
Youtube sách hay: https://www.youtube.com/c/SachNoiCongGiao-SachHay
Sống Đạo là thể hiện đức tin qua hành động mỗi ngày trong cuộc sống, tức là sống theo gương Chúa Giêsu và thực thi lời Ngài dạy. Chúng ta không thể tự mình sống đạo tốt được, nhưng cần đến gương các thánh nhân, là những kinh nghiệm sống đức tin, đời sống đạo đức sẽ giúp chúng ta trên đường hoàn thiện sống đạo. Kênh SỐNG ĐẠO – SÁCH NÓI CÔNG GIÁO, chỉ là một cây cầu nối giúp quý độc giả tìm đường đến với Chúa Giêsu trong ước ao trở nên hoàn thiện trong đời sống đạo.
Xin cảm ơn quý Quý độc giả đã lắng nghe và ủng hộ.