Mỗi Tuần Một Thành Ngữ | Bài 6: Ra Môn Ra Khoai | Thầy Giuse Nguyễn Văn Quýnh

avatarby
29/06/2023
1.4K
Thành ngữ này thường bị hiểu nhầm và nói sai là “ra ngô ra khoai”. Cây Ngô và cây Khoai thì hoàn toàn khác nhau, nên không thể nhầm lẫn được. Chẳng hạn, phóng viên báo chí viết: “Bà con nông dân ở đây đã thẳng thắn yêu cầu các cán bộ chính quyền xã phải làm cho “ra ngô ra khoai” vấn đề này”... Thành ngữ “vuốt mặt phải nể mũi” muốn nói về sự cả nể, khi muốn nói gì hay làm gì với ai thì phải xem họ có thân thiết với một nhân vật quan trọng nào đó mà ý tứ đề phòng... Mỗi Tuần Một Thành Ngữ, Bài 5: Vuốt Mặt Phải Nể Mũi, Mỗi Tuần Một Thành Ngữ, Tiếng Việt Online, Thành Ngữ Việt Nam, giáo phận phú cường, Giuse Nguyễn Văn Quýnh

MỖI TUẦN MỘT THÀNH NGỮ
Mỗi Tuần Một Thành Ngữ | Bài 6: Ra Môn Ra Khoai
Giảng viên: Thầy Giuse Nguyễn Văn Quýnh


 

Thành ngữ “ra môn ra khoai” có nghĩa là làm việc gì cũng phải rành mạch, rõ ràng, đâu ra đấy; không lẫn lộn, nhập nhằng.

Thành ngữ này thường bị hiểu nhầm và nói sai là “ra ngô ra khoai”. Cây Ngô và cây Khoai thì hoàn toàn khác nhau, nên không thể nhầm lẫn được. Chẳng hạn, phóng viên báo chí viết: “Bà con nông dân ở đây đã thẳng thắn yêu cầu các cán bộ chính quyền xã phải làm cho “ra ngô ra khoai” vấn đề này”.

Trong Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ - Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang 1388 ghi rõ: Ra môn ra khoai là làm cho rõ ràng, không nhập nhằng lẫn lộn ví như phải làm rõ đâu là khoai Môn, đâu là khoai Sọ”.

Thí dụ:

- Vấn đề này không thể cho qua dễ như vậy được, phải làm cho “ra môn ra khoai” chứ.

- Ban lãnh đạo phải xem xét kỹ lưỡng trường hợp này cho “ra môn ra khoai” mới được.

Hiểu cho đúng và vận dụng cho linh hoạt thành ngữ vào các tình huống cụ thể sẽ giúp chúng ta nói đúng và viết đúng; từ đó, chúng ta mới tiến tới nói hay và viết hay. 

TAGS:
CHIA SẺ BÀI VIẾT