Header

CỎ LÙNG - Chúa Nhật Tuần XVI Mùa Thường Niên - Năm A (Mt 13:24-43) | Từ ngữ Kinh Thánh

avatarby
17/07/2023
505
Cỏ lùng là tên để chỉ chung các cây gây hại cho nông nghiệp, đặc biệt là những cây mâm xôi và những cây gai. Việc phát tán các cây gây hại này là hậu quả của sự biếng nhác (Cn 24,30-31), nhưng cũng do những tội lỗi khác của con người... CỎ LÙNG, Chúa Nhật Tuần XVI Mùa Thường Niên, Mt 13:24-43, Từ ngữ Kinh Thánh, Từ ngữ Kinh Thánh, Từ ngữ Kinh Thánh, Lm Phaolô Phạm Quốc Tuý, Truyền Thông Giáo Phận Phú Cường, Giáo phận Phú Cường, Phú Cường, Truyền Thông Phú Cường, Phú cường, hiệp thông Loan bao Tin mừng, Chúa Nhật Phục Sinh

Từ ngữ Kinh Thánh
CỎ LÙNG
Chúa Nhật Tuần XVI Mùa Thường Niên - Năm A
(Mt 13:24-43)

“Kẻ thù đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất” (Mt 13,25)

Cỏ lùng là tên để chỉ chung các cây gây hại cho nông nghiệp, đặc biệt là những cây mâm xôi và những cây gai. Việc phát tán các cây gây hại này là hậu quả của sự biếng nhác (Cn 24,30-31), nhưng cũng do những tội lỗi khác của con người. Vì vậy, các cây gây hại này đôi khi được coi là một hình phạt của Thiên Chúa (Hs 9,6 Is 34,13). Do mối liên hệ này với tội lỗi (so sánh với St 34,13) mà cỏ lùng trong dụ ngôn (Mt 13,24-30) là biểu trưng cho các tội nhân (cc. 25.28 : do kẻ thù gieo).

Trong dụ ngôn (Mt 13,24-43) cỏ lùng có là loại cỏ thơm với tên khoa học là lolium temulentum, tiếng hy lạp là zizanion. Cây thuộc họ lúa, lai với ngũ cốc, hạt là hạt cỏ. Khi còn nhỏ, cây cỏ lùng rất giống cây lúa. Tuy nhiên khi đã lớn thì lại khác cây lúa, nên người ta dùng sàng để tách biệt các loại hạt khác nhau.

Đức Kitô nói đến cỏ lùng trong dụ ngôn nói về Nước Trời (Mt 13,24). Người nói cỏ lùng là con cái sự dữ và kẻ gieo cỏ lùng là ma qủy. Hôm nay trên thế giới này, người lành và kẻ dữ chung sống với nhau. Đến ngày tận thế, Thiên Chúa sẽ sai các thiên thần tìm những kẻ xúi giục làm điều xấu và tội lỗi để loại khỏi Nước Trời (Mt 13,36-42) và “quăng chúng vào lò lửa”. Còn những người công chính được ví như lúa tốt, “sẽ chói lọi như mặt trời, trong Nước của Cha họ” (Mt 13,43).

“Xin Thầy giải nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe” (Mt 13,36)

Cỏ lùng, những cây cỏ không trồng nhưng mọc hoang, thường xen lẫn giữa các cây hạt. Chúa Giêsu Kitô dùng hình ảnh cỏ lùng trong vài dụ ngôn để giải nghĩa tội lỗi và sự vật trần thế.

Sự hiện diện của cỏ lùng cây dại cho thấy cảnh hoang tàn bỏ phế, như khi Chúa nói về Moáp và Ammôn “Đó là mảnh đất hoang cỏ mọc” (Xp 2,9 Cn 24,30-34 Is 5,3-6 7,18-25 32,11-15 34,8-14 55,13 Hs 9,5-6).

Cỏ lùng cây dại chẳng có giá trị gì : “ở bụi gai làm sao bẻ được vả, trong bụi rậm, làm gì hái được nho” (Lc 6,44 Is 7,23 Mk 7,4).

Cỏ lùng gây nên vấn đề nghiêm trọng đối với nông dân, ví như phường vô đạo “biến luật pháp nên như cây độc hại tươi tốt trên nương đồng” (Hs 10,4 x. G 31,38-40) và đầy tớ ngỏ ý “vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không ?” (Mt 13,28).

Vài thứ cỏ lùng cỏ dại gây đau đớn khi chạm phải. Dân cư trà trộn trong xứ “sẽ nên gai chọc mắt, như mũi nhọn đâm sườn” (Ds 33,55), “thành dò lưới và cạm bẫy hại anh em, thành roi quất vào sườn và gai nhọn đâm vào mắt ...” (Gs 23,9-13 Tl 2,1-3) “phường vô lại đều như gai vất bỏ, người ta chẳng bắt chúng bằng tay. Người nào đụng đến chúng phải mang sắt và cán giáo nơi mình ...” (2Sm 23,6-7 Ed 2,3-6). Nhưng Chúa hứa “nhà Israel sẽ không còn bị gai đâm dằm xước bởi các lân bang ...” (Ed 28,24).

Số phận dành cho cỏ lùng gai góc là sẽ bị đốt cháy. Đối với dân Chúa được ví như vườn nho, Chúa hứa : “Ta không giận nữa đâu : có gai góc hay bụi rậm, là Ta mở cuộc chiến, Ta sẽ đốt hết một trật” (Is 27,4) “vì sự gian ác cháy như lửa, nó thiêu hủy bụi rậm và gai góc, đốt cháy các bụi cây trong rừng, làm cho khói cuồn cuộn bốc lên” (Is 9,17). “một ngọn lửa sẽ bốc lên như ngọn lửa một đám cháy. Ánh sáng của Israel sẽ thành lửa và Đức Thánh của nó sẽ thành ngọn lửa, sẽ đốt và thiêu rụi bụi rậm và gai góc của nó trong cùng một ngày” (Is 10,16-17).

Cỏ lùng, cây dại trong các dụ ngôn của Chúa Giêsu Kitô :

Dụ ngôn người gieo giống (Mt 13,3-8 //Mc 4,3-8 //Lc 8,5-8) và lời giải thích dụ ngôn.

TAGS:
CHIA SẺ BÀI VIẾT